Tifosi là gì? Sức ảnh hưởng to lớn của các Tifosi đến Serie A?
Ngày đăng: 23/04/2024
Bóng đá Thế giới chứng kiến rất nhiều các đội bóng hay người hâm mộ của họ có những biệt danh vô cùng thú vị. Nếu như CĐV của Arsenal được gọi là Gooners, CĐV của Real Madrid được gọi là Madridista, CĐV của Barcelona là Cule thì với các CĐV của Italia, họ được gọi với biệt danh vô cùng đặc biệt: Tifosi.
Tifosi là gì ?
Tifosi theo từ điển tiếng Anh là cổ động viên của đội tuyển quốc gia Italia lẫn các CLB ở Italia. Vậy, nguồn gốc Tifosi là gì? Nhiều văn bản nói rằng Tifosi có nguồn gốc từ thuật ngữ typhus, có nghĩa là “bệnh phát ban” trong tiếng Italia. Tuy nhiên, vẫn có nhiều giả thuyết khác về nguồn gốc ra đời của các Tifosi.
Một trong những cách giải thích hợp lý và được nhiều người tin tưởng nhất là thuật ngữ “tifosi” có nguồn gốc từ “tifo” trong tiếng Ý, có nghĩa là “những kẻ điên loạn la hét”. Nói cách khác, đó là một “căn bệnh” tâm thần có khả năng lan rộng trong cộng đồng. Khi người hâm mộ Ý tự nhận mình là Tifosi, điều đó cho thấy tình yêu thể thao của họ quá mãnh liệt, tương tự như chứng rối loạn tâm thần. Nếu đội của họ bị đánh bại hoặc nếu tình yêu của họ bị phản bội, các Tifosi sẵn sàng nổi điên với bất kỳ ai xúc phạm đội của họ, lòng kiêu hãnh của họ sẽ không cho phép họ chịu đựng được điều đó.
Sự bất chấp và sẵn sàng sử dụng bạo lực trên sân cỏ lẫn khán đài để bảo vệ quan điểm và đội tuyển của mình chính là kim chỉ nam của các Tifosi. Với họ, fair play là định nghĩa không có trong từ điển.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng nhắc đến Tifosi không đồng nghĩa nhắc đến bạo lực, Tifosi là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu bóng đá. Người hâm mộ luôn là nguồn động viên to lớn cho đội tuyển quốc gia Ý. Họ tiếp thêm sức mạnh để Gli Azzurri thi đấu với sự quyết tâm cao để giành chiến thắng.
Đội tuyển Italia ăn mừng chức vô địch Euro 2020 tại SVĐ Wembley
Từ Tifosi được trở nên phổ biến từ khi nào?
Vào khoảng những 20 của thế kỷ XX, hàng loạt chiến thắng của đội tuyển quốc gia Ý từ những giải đấu bóng đá lớn trên toàn thế giới đã mang về cho nước nhà niềm tự hào cùng sự hãnh diện. Tifosi là tên gọi mà các cổ động viên tự gán cho mình bằng sự nhiệt huyết của họ. Cái tên Tifosi ra đời vào thời điểm đó nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến.
Nguyên nhân khiến mọi người gọi các CĐV Italia là Tifosi bởi tại xứ sở hình chiếc ủng bóng đá trước đây luôn gắn liền với những vấn đề bạo lực. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2011 đã cho thấy rằng có đến khoảng tầm 26 nghìn người trong tổng số 57 triệu dân đang sống ở Italia chấp nhận mình được gọi với cái tên Tifosi. Những tình cảm mà các Tifosi dành cho đội bóng họ yêu mến đều xuất phát từ những trái tim, họ có thể đứng lên dùng bạo lực để bảo vệ đội bóng mà mình yêu thích.
Thực ra, tifosi không hề đánh mất kiểm soát như những lời đồn mà những hành động đấy đều xuất phát từ tình yêu bóng đá cháy bóng, niềm yêu nước, yêu quý các cầu thủ.
Sự ảnh hưởng của Tifosi lên nền bóng đá Ý
Có thể nói, Tifosi đã tạo nên một sự ảnh hưởng vô cùng to lớn trong cộng đồng những người yêu bóng đá trên Thế giới, đặc biệt là các cổ động viên của đội tuyển Italia. Họ cuồng nhiệt, bùng cháy và không ngại va chạm để bảo vệ đội tuyển họ yêu mến. Có một câu chuyện thú vị rằng trong ngày Real Madrid giành chức vô địch Champions League 2016/17, pháo hoa được bắn tưng bừng tại... Napoli? Nghe qua tưởng là không liên quan gì, nhưng lý do là bởi Real Madrid đánh bại Juventus, khiến CĐV Napoli khắp nơi sung sướng. Juve thua, người Napoli hạnh phúc vì mối tương thù giữa các CLB miền Bắc và miền Nam nước Ý đã tồn tại cả trăm năm nay.
Ban đầu, Tifosi chỉ là một bộ phận rất nhỏ các cổ động viên tại Italia, tuy nhiên, cơn sóng Tifosi ngày càng lan rộng và hiện nay, hầu hết các quốc gia đều có sự hiện diện của những thành viên thuộc nhóm này. Ở văn hoá bóng đá Ý hiện tại, truyền thống cầu thủ khi kết thúc trận đấu vẫn nán lại nói chuyện cùng với các tifosi đang được duy trì. Hẳn không ai có thể quên được cảnh tượng nhóm "Curva Sud" - hội CĐV trung thành nhất của AC Milan, yêu cầu đối thoại với thầy trò Pioli sau trận thua trước Spezia.
Các cầu thủ AC Milan nán lại SVĐ để nói chuyện với các tifosi sau trận đấu có kết quả không tốt
Olivier Giroud và các đồng đội dàn hàng ngang trước dãy biển quảng cáo để cùng chăm chú lắng nghe các cổ động viên. Đối diện họ ba mét, các thủ lĩnh Curva Sud cố gắng nhoài người ra khỏi bức tường ngăn cách để cố truyền đạt những thông điệp tích cực. Không hề có tiếng la ó hay chửi bới, dù Milan vừa thua trận đấu đáng xấu hổ khiến họ đối diện nguy cơ trượt Top 4. Sau khoảng 10 phút đối thoại, các cầu thủ Milan chào nhóm tifosi để quay vào đường hầm. Xung quanh họ là những tiếng hô đồng thanh “Chúng tôi muốn thấy 11 con sư tử”, “hãy chiến đấu cảm tử trước Inter”. Nhóm tifosi Curva Sud còn kêu gọi các cổ động viên cùng tập trung tại Milanello vào 12 giờ trưa ngày thứ ba để ủng hộ tinh thần thầy trò Pioli trước trận lượt về với Inter.
AC Milan là đội bóng hiếm hoi còn duy trì truyền thống giao lưu với CĐV sau mỗi trận đấu. Thường thì các cầu thủ Milan sẽ đến chào cổ động viên, tặng áo hoặc cho chữ ký. Nhưng cũng có những khi họ đứng lại nói chuyện với các cổ động viên và đối thoại về tình hình của CLB, như những gì diễn ra sau trận thua Spezia. Đó là khi Milan rơi xuống tận đáy của sự thất vọng, và họ hiểu rằng cần có sự chia sẻ và cảm thông từ các tifosi.
Tifosi ảnh hưởng lên cả chính trị
Dù muốn hay không muốn thừa nhận, nền bóng đá Italia chịu ảnh hưởng lớn bởi chính trị. Tại Anh, Pháp hay Đức, bóng đá là cuộc chơi trên sân. Khi trận cầu kết thúc, các CĐV rời SVĐ được xem như... hết chuyện. Nhưng ở Italia, một trận bóng không bao giờ kết thúc trong 90 phút. Các tifosi sẽ còn bàn tán về các tình huống gây tranh cãi trong nhiều ngày, thậm chí nhiều năm. Từ câu chuyện ở trên sân, cuộc tranh luận của các tifosi sẽ lấn sang vấn đề văn hóa, lịch sử và chính trị.
Những CĐV có quan điểm chính trị rõ rệt và gay gắt nhất là Lazio và Livorno. CĐV Livorno được xem là những người cánh hữu, cũng chính vì thế quan hệ giữa các tifosi của Livorno với CĐV những đội bóng Italia khác luôn rất căng thẳng. Trong số rất nhiều đội bóng Italia được xem là thiên tả, tifosi của Lazio là những người bảo vệ lý tưởng của họ mạnh mẽ nhất, thường xuyên đem tư tưởng chính trị của họ vào sân bóng.
Tấm biểu ngữ mang tính chất khiêu khích của các tifosi AC Milan với đội bóng cùng thành phố Inter Milan
Ngay trong lòng một thành phố, tifosi cổ vũ cho đội nào cũng thể hiện giai cấp của người đó. Ở thành phố Milan ở giai đoạn đầu thế kỷ 20, AC Milan được xem là đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động, còn Inter Milan được dành cho giới chủ giàu có. Sau hơn 1 thế kỷ cùng tồn tại, ý thức chính trị của Milanista và Interista đã dần phai nhạt, nhưng thực chất vẫn âm ỉ tồn tại.
Khó có thể kết tội hay chê trách những hiện tượng nêu trên bởi đó là một phần lịch sử của Calcio. Đông đảo các tifosi ngoài biên giới Italia cũng đã làm quen và chấp nhận văn hóa cổ vũ của các CĐV bản địa. Đó là một thứ đặc sản của Calcio nói chung, làm cho bóng đá Italia khác biệt hẳn so với các nền bóng đá Anh, Đức hay Pháp.
Tin tức bóng đá cập nhật 24/7 tại Chao lua TV cập nhật các thông tin về nhận định, đội hình thi đấu, câu lạc bộ, đội tuyển thuộc các giải thi đấu lớn nhỏ. Đừng bỏ lỡ!