Thủ môn là gì? Vai trò và nhiệm vụ của thủ môn trong bóng đá
Ngày đăng: 20/06/2024
Các vị trí trong bóng đá đều có những vai trò và nhiệm vụ cụ thể để đạt được mục tiêu chung của toàn đội. Trong đó thủ môn là vị trí then chốt của cầu thủ, là chốt chặn cuối cùng để bảo vệ khung thành đội nhà. Cùng Chảo Lửa TV website trực tiếp bóng đá hàng đầu tại Việt Nam tìm hiểu khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của thủ môn nhé.
1. Thủ môn là gì?
Thủ môn, tên tiếng Anh là goalkeeper, là người bảo vệ khung thành ngăn chặn đối thủ ghi bàn. Đây là vị trí duy nhất trên sân được phép dùng tay để bắt và cản phá bóng trong khu vực cấm địa của đội. Thủ môn sử dụng găng tay, đồng phục thi đấu riêng biệt so với các vị trí khác. Nhiệm vụ chính của thủ môn là ngăn chặn đối phương ghi bàn bằng cách bắt hoặc cản phá bóng. Thủ môn chịu trách nhiệm chỉ huy hàng phòng ngự, tổ chức và hướng dẫn các hậu vệ, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ bảo vệ khung thành. Ngoài ra, thủ môn còn tham gia vào việc phát bóng, khởi động các đợt tấn công của đội nhà bằng những cú phát bóng hoặc chuyền bóng chính xác.
Vì ở vị trí cuối cùng trên sân bóng nên những người gác đền cần phải bắt bóng chắc chắn, ra vào hợp lý để không mắc những sai lầm không đáng có. Trang phục thi đấu của thủ môn sẽ khác biệt so với các vị trí khác trên sân. Nếu như thủ môn chấn thương hay bị truất quyền thi đấu thì sẽ được thay thế bằng một thủ môn dự bị thường chỉ có 1-2 người đăng ký trong danh sách dự bị, trong trường hợp hết quyền thay đổi người thì có thể một trong những vị trí khác trên sân sẽ được thế vào hay còn gọi là thủ môn bất đắc dĩ.
Khoảnh khắc thủ môn De Gea cản phá bóng ấn tượng
2. Thủ môn có những vai trò và chức năng nào
Thủ môn có những vai trò và chức năng quan trọng trong đội bóng bao gồm:
Bảo vệ khung thành: Đây là chức năng chính của thủ môn, họ có thể sử dụng tất cả các vị trí trên cơ thể để ngăn không cho bóng vào lưới và bảo vệ khung thành đội nhà, chủ yếu là sử dụng tay và chân. Các thủ thành cần phải có khả năng phản xạ nhanh để cản phá các cú sút mạnh và bất ngờ từ đối phương, sử dụng kỹ thuật đổ người và bay người để ngăn chặn bóng.
Khả năng bắt bóng chắc chắn và giữ bóng an toàn sau khi bắt là cần thiết để tránh tạo cơ hội cho đối phương tấn công. Trong các tình huống bóng bổng, thủ môn cần phán đoán chính xác quỹ đạo của bóng và quyết định khi nào nên ra khỏi khung thành để bắt hoặc đấm bóng, đặc biệt là trong các pha phạt góc. Khi đối mặt trực tiếp với tiền đạo đối phương, thủ môn phải giữ vững vị trí, sử dụng toàn bộ cơ thể để chắn bóng và làm giảm góc sút của đối phương.
Chỉ huy hàng phòng ngự: Thủ môn là người sau cùng toàn đội có tầm nhìn bao quát cả sân, chỉ đạo hàng phòng ngự về vị trí và cách tổ chức trận đấu miễn sao đảm bảo an toàn cho khung thành. Thủ môn sẽ liên lạc với các cầu thủ phía trên, yêu cầu họ giữ vị trí hợp lý, trong các tình huống cố định như phạt góc hay phạt trực tiếp, thủ môn tổ chức và phân công nhiệm vụ cho từng cầu thủ, đảm bảo mỗi người đều biết rõ vai trò của mình.
Chuyền bóng và phát động tấn công: Sau mỗi tình huống bắt được bóng, thủ môn sẽ phát động những tình huống tấn công bằng những pha ném bóng bằng tay và chân. Trong bóng đá hiện đại, những đường chuyền của thủ môn đóng một vai trò quan trọng không kém các vị trí trên khác trên sân. Khi các thủ môn cản phá và giành lại được trái bóng, họ cần phải nhanh chóng đưa trái bóng lên trên, giúp đội nhà chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công, tạo cơ hội cho các tiền đạo bứt phá. Ngoài ra, họ sẽ tham gia vào các tình huống phối hợp ngắn với hậu vệ để thoát pressing một cách an toàn, giúp đội nhà duy trì quyền kiểm soát và xây dựng lối chơi ngay từ sân nhà.
Phản xạ và cản phá: Thủ môn cần có phản xạ nhanh nhạy để kịp thời phản ứng với các cú sút bất ngờ. Cản phá bóng là một kỹ năng quan trọng, bao gồm việc đổ người, bay người và chắn bóng. Phản xạ nhanh nhạy là yếu tố quyết định, cho phép thủ môn phản ứng kịp thời với các cú sút bất ngờ và mạnh mẽ từ khoảng cách gần. Kỹ thuật cản phá bao gồm đổ người và bay người, giúp thủ môn có thể với tới những quả bóng khó chịu bay vào các góc khung thành. Ngoài ra, các thủ thành phải có khả năng phán đoán hướng đi của bóng dựa trên chuyển động và tư thế sút của đối phương, điều này đòi hỏi sự tập trung cao độ và kinh nghiệm thi đấu. Trong những tình huống 1 vs 1, thủ môn cần duy trì khoảng cách hợp lý và giữ vị trí vững vàng để giảm góc sút và gây áp lực lên cầu thủ tấn công. Nhờ vào phản xạ nhanh nhạy và kỹ thuật cản phá tốt, thủ môn không chỉ ngăn chặn bàn thua mà còn giữ vững tâm lý cho toàn đội, góp phần quan trọng vào thành công chung của đội bóng.
Tham gia tấn công: Khi thế trận quá bế tắc và đội nhà cần bàn thắng, thủ môn sẽ lao lên tham gia vào các tình huống phạt góc, đá phạt cố định để tận dụng chiều cao của các thủ môn. Sự tham gia của các thủ môn trong các tình huống tấn công cố định sẽ gia tăng thêm quân số trong các pha bóng tranh chấp, nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu như bị phản công vì khi đó khung thành đã bỏ trống, không thể tránh khỏi rủi ro.
Thủ môn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và hiệu quả của hệ thống phòng ngự, đồng thời có thể góp phần vào các đợt tấn công của đội nhà.
Khoảnh khắc hiếm gặp khi Allison tham gia tấn công và mang về chiến thắng
3. Quy định về thủ môn theo luật bóng đá
Vị trí của thủ môn nổi bật hơn so với các cầu thủ còn lại trên sân. Điểm khác biệt chính giữa thủ môn và cầu thủ ngoài sân là họ được phép sử dụng tay để xử lý bóng. Ngoài ra, đối với thủ môn họ những quy định riêng:
Quy định về trang phục:
Trang phục, màu sắc thi đấu của những người gác đền sẽ có khác biệt so với các vị trí khác trên sân nhằm đảo bảo an toàn và dễ nhận diện. Áo đấu thường có tay dài để bảo vệ cánh tay khi thủ môn đổ người hoặc tiếp xúc với mặt sân. Một số áo đấu có đệm bảo vệ ở khuỷu tay và vai để giảm chấn thương khi va chạm hoặc ngã. Găng tay là thứ khác biệt nhất khi chỉ duy nhất thủ môn sử dụng và cũng là trang bị bắt buộc đối với thủ môn, giúp tăng khả năng bắt bóng và bảo vệ tay khỏi chấn thương. Găng tay thường có lớp đệm và bề mặt làm từ vật liệu đặc biệt để tăng độ bám khi bắt bóng. Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn cho thủ môn và giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ trên sân. Đồng thời, việc quy định trang phục khác biệt cũng giúp trọng tài và khán giả dễ dàng nhận biết vị trí của thủ môn trong trận đấu.
Quy định về những tình huống bắt bóng:
Thủ môn có thể bắt bóng bằng tay miễn là bóng nằm trong giới hạn vòng cấm thi đấu của họ, nếu bóng ở ngoài vòng cấm và bị phát hiện dùng tay thì sẽ bị phạt. Thủ môn có thể ra khỏi vòng cấm với bóng ở trên tay miễn là bóng vẫn ở trong vòng cấm 16m50.
Vì vậy, nếu thủ môn lao ra để phá bóng khỏi cầu thủ tấn công và toàn bộ cơ thể rời khỏi vòng cấm, ngoại trừ tay đang cầm bóng thì sẽ không bị phạt vì bóng và tay vẫn còn trong vòng cấm. Khi thủ môn đã kiểm soát bóng bằng cả hai tay, đối phương không được phép tranh chấp bóng với họ. Điều này rất khác với các vị trí khác trên sân, khi một cầu thủ ngoài sân có bóng trong chân, bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể tranh giành bóng với họ trong các tình huống mở. Tuy nhiên, các thủ môn chỉ được phép giữ bóng trên tay không được quá 6 giây, nếu thủ môn phát bóng, ném bóng hoặc thả bóng ra để đá trong vòng 6 giây, sau đó bóng bị cản phá hoặc trở lại trong tầm kiểm soát của thủ môn mà không có lỗi vi phạm từ phía đối phương, thời gian 6 giây sẽ được tính lại từ đầu khi thủ môn kiểm soát bóng lần thứ hai. Ở các tình huống bóng chết, các thủ môn cũng cần phải đưa trái bóng vào cuộc trở lại nếu chậm trễ các trọng tài sẽ quy vào lỗi câu giờ và ăn ngay chiếc thẻ phạt
Thủ môn dự bị:
Một trong những quy định quan trọng nhất mà đội phải tuân thủ là phải luôn ít nhất một thủ môn được chỉ định trên sân cho mỗi bên. Nếu một thủ môn bị đuổi khỏi sân hoặc bị chấn thương và không thể thi đấu được nữa thì họ phải được thay thế. Luật thi đấu quy định rằng thủ môn được chỉ định có thể được thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào của trận đấu. Tuy nhiên, điều này rất ít khi xảy ra trong các trận đấu, việc chuyển đổi thủ môn chỉ xảy ra trừ khi có chấn thương, thẻ đỏ hoặc thay đổi khi thực hiện loạt sút luân lưu.
Quy định bắt phạt đền:
Thủ môn là người duy nhất có thể cố gắng cản phá quả đá phạt đền của đối phương. Thủ môn phải đứng trên vạch vôi của mình khi tiền đạo bước lên thực hiện quả phạt đền. Mặc dù họ có thể di chuyển qua lại và sang bên nhau, nhưng tất cả điều này phải xảy ra với thủ môn vẫn ở phía sau đường biên ngang của họ. Giống như quả phạt đền trong trận đấu, thủ môn cũng sẽ phải đối mặt với từng quả phạt đền của đối phương trong loạt sút luân lưu. Họ là cầu thủ quan trọng nhất trong các loạt penalty cân não khi có nhiều lần đối mặt với các loạt sút.
Vị trí đứng của thủ môn ở các tình huống sút phạt 11m không vượt qua vạch vôi trong khung thành, như trong ảnh được cho là phạm luật
Vị trí trên sân:
Không có luật cụ thể nào trong bóng đá quy định thủ môn có được rời khỏi vòng cấm hay không. Điều này có nghĩa là về mặt lý thuyết, họ có thể chơi ở bất cứ đâu trên sân dù cho họ thường xuyên túc trực ở trong cấm 16m50.
Điều gì xảy ra nếu thủ môn xử lý đường chuyền về?
Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc vì nó không xảy ra thường xuyên. Đường chuyền về là một đường chuyền có chủ đích từ một đồng đội của họ, sau đó thủ môn này sẽ dùng tay giữ bóng. Nếu một cầu thủ đánh đầu đưa bóng trở lại thủ môn thì đây sẽ không bị phạm luật. Nếu như trọng tài xác định phạm lỗi từ đường chuyền ngược lại, thì đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp
Quả đá phạt gián tiếp cũng giống như quả đá phạt trực tiếp nhưng cầu thủ không thể ghi bàn trực tiếp từ đó. Điều đó có nghĩa là một cầu thủ phải chạm vào bóng trước khi một cầu thủ khác có thể cố gắng ghi bàn. Tình huống đá phạt này là một trong những tình huống hài hước nhất trong bóng đá, bên tấn công thường có một số cầu thủ ở gần bóng sẵn sàng dứt điểm sau khi trái bóng được chạm vào. Hầu hết nếu không phải tất cả đội phòng thủ sẽ đứng trên vạch, sẵn sàng lao về phía quả bóng ngay khi được diễn ra. Thủ môn sẽ cùng các đồng đội làm mọi cách để bảo vệ khung thành. Mặc dù những quả đá phạt gián tiếp không phải lúc nào cũng có nghĩa là bàn thắng chắc chắn sẽ được ghi, nhưng đó là một tình huống tấn công rất dễ có bàn thắng khi khoảng cách là rất gần với khung thành.
Các tình huống phạt gián tiếp là những tình huống hiếm gặp khi các thủ môn ít khi mắc sai lầm
4. Những thủ môn xuất sắc trong lịch sử
Để bình chọn ra đâu là người gác đền xuất sắc trong lịch sử cần phải xác định nhiều yếu tố, dưới góc nhìn của các người có chuyên môn, họ đã đưa ra những cái tên ấn tượng nhất, cụ thể:
Lev Yashin (Liên Xô): Thủ môn này được mệnh danh là “Người nhện đen” và được coi là thủ môn vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng là người duy nhất có được danh hiệu quả bóng Vàng khi chơi ở vị trí thủ môn. Khả năng phản xạ phi thường và đọc tình huống xuất sắc kết hợp với chỉ huy hàng phòng ngự mạnh mẽ và ra vào hợp lý tạo nên điểm nổi bật của thủ thành huyền thoại này.
Lev Yashin cùng với danh hiệu quả bóng Vàng thời đó
Peter Schmeichel (Đan Mạch): Schmeichel được biết đến với thời gian thi đấu cho Manchester United, ông đã cùng câu lạc bộ có mùa giải ăn 3 đầy rực rỡ vào năm 1999 và loạt danh hiệu lớn nhỏ khác. Trong màu áo tuyển quốc gia Schmeichel, ông đã giành chức vô địch Euro 1992 cùng đội tuyển Đan Mạch. Ông cũng được coi là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của Premier League.
Schmeichel là một thủ lĩnh thực thụ cho cả câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia
Gianluigi Buffon (Ý): Khả năng phản xạ nhanh nhạy và kỹ thuật bắt bóng tuyệt vời, Buffon cũng có khả năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho đồng đội, thành tích nổi bật nhất của thủ môn người Ý chính là lên ngôi vô địch tại World Cup 2006 cùng đội tuyển Ý. Anh cũng được coi là biểu tượng của lòng trung thành và sự chuyên nghiệp khi gắn bó thời gian dài với Juventus.
Buffon nâng cao cup vàng thế giới vào năm 2006
Iker Casillas (Tây Ban Nha): Dù không có thể hình cao to như các thủ môn khác nhưng đổi lại “Thánh Iker” lại có được phản xạ nhanh nhạy và khả năng cản phá các cú sút cự ly gần. Ngoài ra, cựu huyền thoại Real Madrid có khả năng chỉ huy và tổ chức hàng phòng ngự ấn tượng. Thời kỳ đỉnh cao cùng tuyển Tây Ban Nha, anh đã vô địch World Cup 2010 và Euro 2008, 2012.
Manuel Neuer (Đức): Neuer là thủ môn đi đầu với phong cách là "thủ môn quét" thường xuyên rời khỏi khung thành để cản phá bóng, kỹ năng chơi bóng bằng chân và tham gia vào lối chơi của đội một cách ấn tượng. Anh đã cùng tuyển Đức vô địch World Cup 2014 và giành được nhiều danh hiệu lớn nhỏ cùng với Bayern Munich.
Những thủ môn này không chỉ nổi bật bởi kỹ năng và thành tích cá nhân mà còn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vị trí thủ môn trong bóng đá hiện đại.
5. Yếu tố nào để trở thành thủ môn giỏi
Để trở thành một thủ môn xuất sắc, một cầu thủ cần phải có nhiều yếu tố quan trọng. Cụ thể:
Kỹ năng bắt bóng: Điều cơ bản của một thủ môn đó là bắt bóng, họ cần phải bắt bóng gọn, không để bóng bật ra. Các thủ thành phải có khả năng đọc hiểu tình huống để có thể dự đoán và phản ứng với những cú sút từ đối phương. Kỹ năng bắt bóng bao gồm sự linh hoạt trong các động tác nhảy, di chuyển và vươn vai để đạt được tư thế tối ưu để bắt bóng.
Ngoài ra, thủ môn cũng cần có kỹ năng bắt bóng với đủ loại cú sút khác nhau như đá phạt trực tiếp, sút bóng xoáy, sút xa. Kỹ năng bắt bóng không chỉ yêu cầu sự linh hoạt về thể chất mà còn yêu cầu sự tập trung cao độ và tinh thần bản lĩnh để đối phó với áp lực trong các tình huống quan trọng.
Khả năng phản xạ nhanh: Khả năng phản ứng nhanh với các cú sút hoặc tình huống bất ngờ. Điều này đòi hỏi thủ môn phải có thời gian phản ứng cực kỳ ngắn để có thể đáp ứng kịp thời với những pha dứt điểm nhanh, các pha bóng bất ngờ, hay những tình huống đột biến trên sân. Phản xạ nhanh không chỉ giúp thủ môn cản phá được những cú sút nguy hiểm mà còn giúp họ có thể di chuyển một cách linh hoạt, thay đổi vị trí một cách nhanh chóng để che chắn khung thành. Người trấn giữ khung thành có khả năng phản xạ nhanh cần phải có sự kết hợp giữa tốc độ, sự chính xác và kỹ thuật. Điều này họ có thể được rèn luyện qua các bài tập như phản xạ với bóng nảy, luyện tập với các máy bắn bóng, hoặc các bài tập phản xạ với tốc độ cao nhằm cải thiện khả năng xử lý tình huống trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, một thủ môn có phản xạ tốt cũng cần phải có một tâm lý vững vàng, không bị áp lực hay căng thẳng trong những tình huống quyết định.
Chơi bóng bằng chân: Khả năng đá bóng và chuyền bóng chính xác, tham gia vào lối chơi của đội là một yếu tố quan trọng trong bóng đá hiện nay. Thủ môn cần có khả năng sử dụng chân để tiếp nhận và kiểm soát bóng một cách chính xác. Kỹ năng chơi bóng bằng chân giúp thủ môn có thể chuyền bóng hoặc phát động tấn công một cách chính xác nhất. Khi bóng được chuyền hoặc đáp nhận từ đối phương, thủ môn cần có thể sử dụng chân để thoát pressing các cầu thủ đối phương và giữ được sự kiểm soát của bóng.
Sức mạnh thể lực và thể hình: Để chịu được áp lực và các tình huống va chạm thủ môn cần phải có sức mạnh thể chất, ngoài ra thủ môn cần phải có một chiều cao cũng như sải tay dài để giúp cho hóa giải các tình huống bắt bóng vào góc xa khung thành, tranh chấp các tình huống bóng bổng.
Khả năng lãnh đạo và giao tiếp với đồng đội: Chỉ huy hàng phòng ngự khả năng hướng dẫn và tổ chức hàng phòng ngự. Thủ môn cần có khả năng lãnh đạo để chỉ đạo các hậu vệ và tiền vệ trong việc tổ chức phòng ngự, sắp xếp đội hình và phân bổ vai trò trong mỗi tình huống trận đấu. Họ phải thường xuyên cập nhật tình hình trên sân, cảnh báo và chỉ đạo các cầu thủ về việc điều chỉnh vị trí và phòng ngự vì là vị trí đứng thấp nhất trong đội hình. Khi đội bóng gặp khó khăn, những người gác đền có vai trò quan trọng trong việc duy trì tinh thần và sự tự tin của đồng đội. Họ cần có khả năng lãnh đạo tinh thần để động viên và khích lệ các cầu thủ khi cần thiết.
Kết hợp những yếu tố này, một thủ môn có thể phát triển toàn diện và trở thành một cầu thủ quan trọng, đóng góp lớn cho đội bóng của mình.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp cho người đọc có thể hiểu hơn về vị trí thủ môn. Cùng theo dõi trên Chảo Lửa TV website trực tiếp bóng đá hàng đầu tại Việt Nam để biết về thêm về tất tần tật tại các vị trí khác trên sân cỏ của làng túc cầu nhé.