Manchester United và sự phát triển qua các thời kỳ huấn luyện viên
Ngày đăng: 20/06/2024
- 1. Giới thiệu khái quát về Manchester United
- 2. Những cột mốc lịch sử của Manchester United
- 3. Sự phát triển của Manchester United dưới thời HLV Sir Matt Busby
- 3.1 Khởi đầu và thảm họa Munich
- 3.2 Giai đoạn tái thiết và thành công
- 4. Thời kỳ hoàng kim Sir Alex Ferguson
- 4.1 Giai đoạn thiết lập đội hình(1986-1992)
- 4.2 Gặt hái vinh quang(1992-2013)
- 4.3 Phong cách huấn luyện và tầm ảnh hưởng của Sir Alex Ferguson
- 5. Thời kỳ biến động hậu Sir Alex Ferguson
- 5.1 Nhiệm kỳ David Moyes và Louis Van Gaal
- 5.2 Thời kỳ HLV Jose Mourinho
- 5.3 Thời kỳ Ole Solskjaer
- 5.4 Thời kỳ HLV Erik Ten Hag
- 6. Q&A (Câu hỏi thường gặp)
- Ai là huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United?
- Manchester United sẽ có thể trở lại thời kỳ hoàng kim như dưới thời Sir Alex Ferguson?
- Huấn luyện viên nào sẽ dẫn dắt Manchester United đến những vinh quang mới?
Manchester United không chỉ là một câu lạc bộ và đó là một biểu tượng của làng bóng đá thế giới, mà còn nổi tiếng với những thành công trên sân cỏ mà còn với những câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm. Cùng Chảo Lửa TV website trực tiếp bóng đá hàng đầu tại Việt Nam, khám phá hành trình và sự phát triển qua các thời kỳ huấn luyện viên của Manchester United, từ những ngày đầu của Sir Matt Busby cho đến hiện tại dưới sự dẫn dắt của Erik ten Hag, để thấy rõ hơn những đóng góp và di sản mà họ đã để lại cho "Quỷ đỏ" thành Manchester.
Tổng thể sân vận động Old Trafford, sân nhà của Manchester United
1. Giới thiệu khái quát về Manchester United
Manchester United được thành lập vào năm 1878 với tên gọi ban đầu là Newton Heath LYR Football Club sau đó vào năm 1902 đã được chính thức đổi tên thành Manchester United cho đến hiện tại. Trụ sở của câu lạc bộ nằm ở thành phố Manchester với sân vận động Old Trafford, là sân vận động lớn thứ 2 nước Anh với sức chứa lên tới 74.000 chỗ ngồi..
Manchester United không chỉ nổi bật với thành tích thể thao mà còn với lượng người hâm mộ hùng hậu và trung thành trên toàn thế giới. Câu lạc bộ đã giành được nhiều danh hiệu quan trọng, bao gồm 20 chức vô địch Giải Ngoại hạng Anh, 13 Cúp FA, 5 Cúp Liên đoàn, và 3 Cúp C1 châu Âu.
Manchester United đã trở thành biểu tượng của sự kiên cường và vươn lên mạnh mẽ, với những câu chuyện đầy cảm hứng về sự tái thiết và thành công sau những thảm họa. Không chỉ là một đội bóng, Họ còn đại diện cho niềm tự hào, đam mê và tinh thần không ngừng vươn lên của thành phố Manchester cũng như người hâm mộ trên khắp thế giới.
2. Những cột mốc lịch sử của Manchester United
Man Utd đã trải qua nhiều cột mốc đáng nhớ trong lịch sử, mỗi cột mốc đều gắn liền với những thành công hay những khó khăn mà họ đã phải vượt qua. Cùng điểm lại những cột mốc quan trọng trong lịch sử của câu lạc bộ này:
Thành lập và đổi tên (1878-1902): Manchester United được thành lập vào năm 1878 với tên gọi Newton Heath LYR Football Club. Năm 1902, câu lạc bộ đổi tên thành Manchester United và bắt đầu hành trình trở thành một trong những đội bóng hàng đầu thế giới.
Thảm họa hàng không Munich (1958): Vào ngày 6 tháng 2 năm 1958, chuyến bay số 609 của hãng hàng không British European Airways đã gặp sự cố khi cố gắng thử cất cánh ở lần thứ 3. Vụ tai nạn máy bay tại Munich năm 1958 đã cướp đi 23 sinh mạng trong đó có 8 cầu thủ của Man Utd. Những sự mất mát này đã khiến cho giấc mộng chinh phục đỉnh châu Âu khép lại, kết thúc một lứa cầu thủ tài năng. Vụ thảm họa này không chỉ là nỗi đau mà còn là nguồn động lưc để câu lạc bộ Manchester United vươn lên mạnh mẽ hơn ở tương lai.
Những cầu thủ và trợ lý HLV đã hy sinh ở vụ thảm họa hàng không Munich
Chức vô địch Cúp C1 châu Âu đầu tiên (1968): Sir Matt Busby trở lại dẫn dắt Man Utd sau 1 năm dưỡng thương khi trở về từ cõi chết ở thảm họa Munich. Ông tái thiết lại câu lạc bộ bằng những hợp đồng mới như Denis Law và Pat Crerand, kết hợp cùng những cái tên như Bobby Charlton và George Best, Man Utd đã vô địch cup C1 vào năm 1968 đúng tròn 10 năm sau thảm họa Munich. Họ cũng trở thành câu lạc bộ của nước Anh đầu tiên có được danh hiệu này.
Kỷ nguyên Sir Alex Ferguson (1986-2013): Vào ngày 6 tháng 11 năm 1986, Sir Alex Ferguson chính thức nhận lời dẫn dắt Man Utd, trong suốt 27 năm, ông đã trở thành biểu tượng ở câu lạc bộ. Ông đã dành tất cả các danh hiệu có thể cùng với Quỷ Đỏ thành Manchester khi vô địch 13 lần ở giải Ngoại Hạng Anh, 5 cup FA và 2 cúp C1 châu Âu UEFA Champions League.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2013, Sir Alex chính thức giải nghệ sau khi cùng câu lạc bộ nâng cao danh hiệu Premier League về vấn đề sức khỏe và để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ.
Cú ăn ba lịch sử mùa giải 1998-1999: Manchester United đã tạo nên kỳ tích khi giành cú ăn ba lịch sử vào mùa giải 1998-1999, bao gồm Giải Ngoại hạng Anh, Cúp FA, và Cúp C1 châu Âu. Chiến thắng ngược dòng kịch tính trước Bayern Munich trong trận chung kết Cúp C1 với hai bàn thắng ở phút 90+1 và 90+3 đã trở thành biểu tượng của tinh thần chiến đấu không bỏ cuộc.
Thời kỳ hậu Sir Alex Ferguson (2013-nay): Sau khi Sir Alex nghỉ hưu, Manchester United đã đầu tư đội hình, thay đổi HLV nhưng họ vẫn chưa thể trở lại đỉnh vinh quang ở Premier League hay Champions League. Dù chưa thể trở lại đỉnh cao như thời kỳ của Sir Alex, nhưng câu lạc bộ vẫn luôn là một trong những đội bóng hàng đầu và nhận được sự quan tâm lớn từ các cổ động viên.
Những dấu ấn lịch sử của Manchester United đều gắn liền với những kỷ niệm và cảm xúc đặc biệt, tạo nên một hành trình đầy thăng trầm và tự hào cho câu lạc bộ và người hâm mộ.
3. Sự phát triển của Manchester United dưới thời HLV Sir Matt Busby
3.1 Khởi đầu và thảm họa Munich
Man Utd dưới thời HLV Sir Matt Busby đã đánh dấu sự chuyển mình từ một đội bóng tầm trung thành một thế lực lớn ở bóng đá Anh và châu Âu. Vào tháng 10 năm 1945, Sir Matt Busby đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng đội chủ sân Old Trafford, ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2. Đây là một thách thức lớn khi câu lạc bộ đang trải qua chuỗi ngày hoang tàn khi chịu tổn thất nặng nề từ bom đạn.
Ông nhanh chóng bắt tay vào việc xây dựng lại đội hóng, tập trung phát triển cầu thủ trẻ và đưa ra một phong cách chơi tấn công tổng lực. Những dấu ấn đầu tiên của ông đã có khi ông đưa Man Utd về nhì 3 năm liên tiếp 1947, 1948, 1949 và chức vô địch FA Cup năm 1948. Vào năm 1952, Man Utd đã vô địch giải hạng nhất Anh(tiền thân của giải Premier League), tiếp đó họ đã lên ngôi vô địch 2 năm liên tiếp vào năm 1956 và 1957. Việc vô địch giải đấu số 1 nước Anh lúc bây giờ chỉ với độ tuổi trung bình là 22 khiến cho cánh nhà báo đặt cho biệt danh “những đứa trẻ nhà Busby” khi ông trình làng hàng loạt cái tên như Bobby Charlton, Duncan Edwards, Eddie Colman, Dennis Viollet, Tommy Taylor…Man Utd trở thành câu lạc bộ ở Anh đầu tiên tham dự cup C1 bất chấp sự phản đối của các câu lạc bộ trong cùng liên đoàn.
Ngày 6 tháng 2 năm 1958 bi kịch đã xảy ra với những đứa trẻ nhà Busby, ngay sau trận thắng trước Sao Đỏ Belgrade ở vòng tứ kết C1, toàn đội Man Utd tức tốc trở về nước Anh để kịp thi đấu ở giải VĐQG, tuy nhiên bay đến Munich máy bay phải hạ cánh để tiếp nhiên liệu. Sau 3 lần thử cất cánh, máy bay đã bay lên và thảm họa ập đến, máy bay phát nổ khiến cho 23 người thiệt mạng và 21 người bị thương cướp đi 8 cầu thủ Man Utd bao gồm những cái tên Geoff Bent Roger, Byrne Eddie, Colman, Duncan Edwards, Mark Jones, David Pegg, Tommy Taylor, Liam "Billy" Whelan. Đây là vụ việc gây chấn động với câu lạc bộ và cả thể giới, để lại nhiều tiếc thương cho người hâm mộ.
Trợ lý HLV Jimmy Murphy đảm nhận công việc khi Sir Matt Busby đang dưỡng thương và giúp Man Utd lọt vào trận chung kết FA Cup với một đội hình đầy chắp vá.
3.2 Giai đoạn tái thiết và thành công
Trở lại sau một thời gian dưỡng thương, Busby quyết tâm tái thiết lại đội bóng. Ông chiêu mộ Denis Law và Crerand cùng với phát hiện hàng loạt nhân tố trẻ nổi bật như Stiles, Brennan, Kidd và George Best xuất chúng. Cùng với tiền đạo chủ lực Bobby Charlton người may mắn sống sót sau thảm họa Munich, Man Utd với lối chơi tấn công tổng lực đã đem lại thành công khi giành cup FA năm 1963 và 2 chức vô địch quốc gia vào các năm 1965 và 1967.
Đỉnh cao cho sự thành công dưới thời Sir Matt Busby là ông đã giúp cho Man Utd là câu lạc bộ đầu tiên lên ngôi vô địch tại Cup C1 châu Âu sau khi đánh bại Benfica 4-1 trong trận chung kết và đã trình làng bộ ba Charlton, Law và George Best xuất chúng bậc nhất châu Âu thời điểm bấy giờ. Đây là lần đầu tiên một đội bóng Anh giành được danh hiệu này, và đó cũng là lời tri ân tuyệt vời nhất cho những cầu thủ đã khuất trong thảm họa Munich.
Sau khi giành chức vô địch Cúp C1 châu Âu, Sir Matt Busby quyết định không làm huấn luyện viên vào năm 1969, Sir Matt Busby sau đó đã nhận lời dẫn dắt Man Utd khi họ thi đấu bết bát vào mùa giải 1970-1971 nhưng ông cũng đã nghỉ hưu vào cuối mùa giải, kết thúc 24 năm dẫn dắt Manchester United. Ông đã để lại một di sản khổng lồ, không chỉ với những danh hiệu và thành công trên sân cỏ mà còn với triết lý bóng đá và tinh thần chiến đấu kiên cường, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển sau này của câu lạc bộ.
Vào ngày 20 tháng 1 năm 1994, Sir Busby qua đời ở tuổi 85 sau cơn bạo bệnh nhưng ông cũng sống đủ lâu để thấy được Man Utd rực rỡ nhất ở nước Anh dưới bàn tay của ông và cũng chính bản thân ông đã đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc phục hưng Quỷ Đỏ trở lại với người đồng hương Sir Alex Ferguson. Ông ra đi nhưng để để lại một di sản cho thế hệ sau này nhờ phong cách chơi quyến rũ, biến 1 câu lạc bộ bình thường ở thành phố công nghiệp trở thành một trong những đội có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới
Sir Matt Busby được vinh danh là một trong những huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Ông đã tạo ra một đội bóng không chỉ mạnh mẽ về thể chất mà còn đầy tinh thần và sự gắn kết. Tên của ông được đặt cho một khán đài tại sân Old Trafford, và ông luôn được nhớ đến như một huyền thoại của Manchester United. Sự phát triển của Manchester United dưới thời Sir Matt Busby là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự kiên cường, tái thiết và vươn tới đỉnh cao, đặt nền móng vững chắc cho những thành công tiếp theo của câu lạc bộ.
Tượng Sir Matt Busby bên ngoài sân vận động Old Trafford
4. Thời kỳ hoàng kim Sir Alex Ferguson
Kể từ khi Sir Matt Busby chính thức giải nghệ vào năm 1971, Manchester United đã thực sự lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đỉnh điểm nhât hộ đã phải xuống hạng vào năm 1974. Chỉ trong vòng 15 năm từ năm 1971-1986, Quỷ Đỏ thành Man đã phải thay tổng cộng 5 huấn luyện viên, thành tích nổi bật nhất của họ chỉ là những chức cup vô địch FA. Từ những Tommy Docherty, Dave Sexton hay Ron Atkinson,.. Man Utd vẫn chưa thể tìm lại thứ bản sắc của Sir Matt Busby gây dựng nên.
Bước ngoặt thực sự đến khi người đàn ông vẫn đến từ Vương Quốc Anh như những huấn luyện viên tiền nhiệm, Alex Ferguson đã nhận lời dẫn dắt Manchester United sau chức vô địch C2 cùng với Aberdeen.
4.1 Giai đoạn thiết lập đội hình(1986-1992)
Vào ngày 6 tháng 11 năm 1986, Sir Alex Ferguson nhận lời dẫn dắt Manchester United sau khi đồng hương Atkinson bị sa thải sau chuỗi thành tích bết bát, đứng áp chót trên bảng xếp hạng. Điều khó nhất lúc này của Sir Alex là làm sao vực dậy lại tinh thần của các cầu thủ khi thi đấu không có nỗ lực và thường xuyên say xỉn. Bryan Robson, Paul McGrath,... cùng các cầu thủ khác đã mượn rượu giải sầu để quên đi phong độ kém cỏi của mình. Sir Alex tới đã sấy một trận xua tan đi những hơi cồn trong người của các cầu thủ. Từ những vị trí thứ 20 trên bảng xếp hạng, Man Utd đã leo lên đứng thứ 11 và đây cũng là được coi thành công bước đầu của Alex Ferguson.
Ngày Alex Ferguson đặt chân đến sân Old Trafford có những câu hỏi liệu ông có đủ sức để đưa Man Utd trở lại vinh quang
Ông tập trung vào việc xây dựng lại đội hình, cải thiện kỷ luật và phát triển cầu thủ trẻ. Ông tiếp tục đưa về những Steve Bruce, Mike Phelan, Paul Ince,...Ở mùa giải 1989-1990, Man Utd đã có chiến thắng 4-1 trong ngày mở màn trước nhà ĐKVĐ Arsenal, tưởng rằng họ đã thực sự trở lại thì chuỗi 8 trận sau đó khi thua 6 hòa 2, Ferguson đã bị chế nhạo “Fergie - 3 năm toàn phân” và những bài báo kêu gọi sa thải HLV người Scotland xuất hiện dày đặc. Chính bản thân ông đã thừa nhận đó là năm đen tối nhất trong sự nghiệp làm HLV của mình. Ban lãnh đạo Quỷ Đỏ vẫn đặt trọn niềm tin vào ông khi họ hiểu nguyên nhân cho chuỗi trận đó chính là các cầu thủ chủ chốt vắng mặt vì chấn thương khiến cho lối chơi của ông không thể triển khai.
Bước ngoặt của cả triều đại Alex Ferguson đến từ vòng 3 FA Cup, khi Man Utd đánh bại ứng viên vô địch Nottingham Forest và thẳng tiến tới trận chung kết. Trong trận chung kết, họ đánh bại Crystal Palace 1-0 và Sir Alex có được danh hiệu đầu tiên sau hơn 3 năm dẫn dắt Man Utd. Chức vô địch ấy đã giúp cho niềm tin của ban lãnh đạo đặt vào Ferguson tăng tuyệt đối, lối đá đã được cải thiện dần ở mùa giải 1990-1991, dù cán đích ở vị trí thứ 6 ở giải vô địch quốc gia nhưng với việc vô địch UEFA WINNER Cup, khi đánh bại Barcelona trong trận chung kết, Alex Ferguson mạnh miệng tuyên bố, Man Utd vô địch giải đấu quốc gia và đập tan tất cả sự hoài nghi về sự thành công.
Tuy rằng không thể thực hiện lời hứa khi cán đích ở vị trí thứ 2 mặc dù Man Utd đã dẫn đầu xuyên suốt mùa giải nhưng lại để cho Leeds Utd vượt lên giành lấy chức vô địch nhưng ở mùa giải 1991-1992, Alex Ferguson đã trình làng cho người hâm mộ một lứa cầu thủ đầy tài năng với những David Beckham, anh em nhà Neville, Paul Scholes, Ryan Giggs, Nicky Butt... và tiếp tục tạo niềm tin về sự thành công trong tương lai của Manchester United.
4.2 Gặt hái vinh quang(1992-2013)
Giải Hạng Nhất Anh chính thức đổi tên thành giải bóng đá Ngoại Hạng Anh(Premier League), đúng năm đầu tiên giải đấu đổi tên, thầy trò Alex Ferguson đã vô địch giải đấu, đây là chức vô địch quốc gia đầu tiên sau 26 năm của Man Utd. Sau đó, họ tiếp tục thống trị giải đấu khi có được 3 chức vô địch trong 4 năm.
Đỉnh cao dưới triều đại của Alex Ferguson là mùa giải 1998-1999, khi ông giành cú ăn 3 đầu tiên trong lịch sử nước Anh khi vô địch Champions League, Premier League và FA Cup. Đáng chú ý là chức vô địch Champions League được quyết định trong 3 phút bù giờ, khi Ole Solskjaer và Teddy Sheringham đã ghi bàn ở những phút 90+1 và 90+3, để ngược dòng đánh bại Bayern Munich với tỉ số 2-1. Đó là trận đấu lưu danh sử sách cho tới thời điểm hiện tại, người ta vẫn nhắc đến trận đấu chung kết ảo diệu nhất trong lịch sử Champions League.
Đoàn người diễu hành ăn mừng cú ăn 3 lịch sử cùng đoàn quân HLV Sir Alex Ferguson
Ngay sau đó, Ferguson được Nữ Hoàng Anh phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp của ông cho bóng đá, cái tên Sir Alex Ferguson bắt đầu xuất hiện.
Sau cú ăn 3 ở mùa giải 1998-99, Sir Alex Ferguson tiếp tục tiếp tục duy trì sự thống trị ở giải quốc nội và châu Âu. Man Utd đã giành thêm 9 chức vô địch Giải Ngoại hạng Anh, 3 Cúp Liên đoàn, và 1 UEFA Champions League (2008). Ở giai đoạn này, Sir Alex đã thành công khi có những bản hợp đồng cầu thủ trẻ như Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney,.. bộ đôi này đã gây tiếng vang lớn trong giai đoạn từ năm 2007-2009. Ngoài ra còn có những bản hợp đồng tên tuổi khác như bộ đôi trung vệ Rio Ferdinand, Vidic, thủ môn Van Der Sar,....
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2013, đúng ngày Man Utd có được danh hiệu vô địch quốc gia 20 lần đăng quang thì Sir Alex Ferguson bất ngờ tuyên bố giải nghệ vì lý do sức khỏe và muốn gần gia đình nhiều hơn, ông nghỉ hưu với tư cách là vị huấn luyện viên vĩ đại nhất lịch sử bóng đá.
4.3 Phong cách huấn luyện và tầm ảnh hưởng của Sir Alex Ferguson
Phong cách huấn luyện
Không chỉ thành công về mặt chiến thuật, Sir Alex còn nổi tiếng với khả năng quản lý con người, không cá nhân nào lớn hơn tập thể. Ông đã đặt ra những quy tắc và độ tiêu chuẩn cao về thái độ sự chuyên nghiệp từ cái nhỏ nhất. Câu chuyện chiếc giày bay giữa Sir Alex và David Beckham là minh họa rõ nét về phong cách quản lý nghiêm khắc và đôi khi cứng rắn của Sir Alex Ferguson. Sau trận đấu, trong phòng thay đồ, Sir Alex Ferguson đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa với các cầu thủ, đặc biệt là với David Beckham. Theo những gì được kể lại, Ferguson đã chỉ trích Beckham về màn trình diễn không đạt yêu cầu và sự thiếu tập trung trong trận đấu. Ông đã vô tình sút thẳng chiếc giày trúng ngay vào mặt của Beckham và để lại vết thẹo sau đó. Mối quan hệ của 2 thầy trò đã trở nên căng thẳng và ngay chính mùa hè năm đó Beckham đã chuyển sang thi đấu cho Real Madrid.
Ông không ngần ngại đưa ra các quyết định ngay cả phải chia tay các cầu thủ chủ chốt để duy trì sự ổn định và tinh thần đoàn kết của đội. Có những lúc cứng rắn nhưng Sir Alex là một con người hiểu được tâm lý và truyền đạt cho các cầu thủ không khác như người cha. Ông đã dìu dắt lứa thế hệ thế trẻ năm 1992 từ học viện Carrington thành những huyền thoại của làng túc cầu. Trong số đó sự trung thành của những Paul Scholes, Ryan Giggs, Gary Neville,..khi cả sự nghiệp chỉ gắn bó với một câu lạc bộ là Man Utd để cho thấy họ có tình yêu và lòng tôn kinh tới vị cha già Ferguson như thế nào.
Ferguson không có một chiến thuật nào đặc trưng khi ông là người sử dụng chiến thuật một cách linh hoạt phù hợp từng trận đấu, để khai thác triệt để điểm yếu đối thủ. Vì vậy, khả năng đọc trận đấu và thay đổi chiến thuật trong lúc thi đấu của ông rất xuất sắc. “Fergie Time” nổi lên nhờ sự thay đổi người, những bàn thắng quyết định ở những phút bù giờ, một phần đã tạo nên tên tuổi của ông. Phong cách nhai kẹo cao su cùng với những chỉ đạo ngoài đường biên thúc đẩy tinh thân chiến đấu của các cầu thủ không được bỏ cuộc. 3 phút bù giờ kinh điển ở trận chung kết C1 năm 1999, Man Utd đã lội ngược dòng thành công với Bayern Munich là minh chứng rõ ràng nhất. Ngoài ra, ông còn rất giỏi với cách đối phó với truyền thông, những phát biểu trước và sau trận đấu của Ferguson thường có tác động lớn đến cả đội bóng lẫn đối phương.
Mỗi lần Sir Alex chỉ tay lên đồng hồ là người ta lại nhớ đến những khoảnh khắc Fergie Time
Tầm ảnh hưởng của Sir Alex đối với làng túc cầu
Đối với Man Utd, Sir Alex Ferguson là người đã có ảnh hưởng lớn tới lịch sử câu lạc bộ. Trong 26 năm dẫn dắt, Manchester United đã giành được 38 danh hiệu lớn, bao gồm 13 chức vô địch Giải Ngoại hạng Anh, 5 Cúp FA, 2 UEFA Champions League, và nhiều danh hiệu khác. Ông đã biến câu lạc bộ trở thành một thế lực ở Anh cũng như cả châu Âu. Tinh thần và triết lý của Ferguson đã thấm nhuần vào văn hóa của câu lạc bộ, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đầy khát vọng chiến thắng.
Đối với các cầu thủ tầm ảnh hưởng của Ferguson không đơn thuần khi chơi bóng và còn giúp ích cho họ ở sự nghiệp huấn luyện sau này. Các cầu thủ dưới thời Ferguson đã trở thành những huyền thoại của bóng đá thế giới. Ông không chỉ phát triển tài năng của họ mà còn định hình tư duy và phong cách thi đấu, giúp họ trở thành những ngôi sao hàng đầu. Nhiều cựu cầu thủ đã trở thành huấn luyện viên thành công như những Laurent Blanc, Ole Solskjaer,..mang theo những giá trị và bài học từ ông vào sự nghiệp huấn luyện của họ.
Ferguson cũng đã biến Manchester United thành một thương hiệu toàn cầu, với hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Câu lạc bộ đã mở rộng ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực thể thao mà còn trong kinh doanh và văn hóa. Ông cũng góp phần nâng cao vị thế của Giải Ngoại hạng Anh, biến giải đấu này trở thành một trong những giải đấu hấp dẫn và cạnh tranh nhất thế giới.
Phong cách huấn luyện và tầm ảnh hưởng của Sir Alex Ferguson đã tạo ra một di sản bền vững, không chỉ giúp Manchester United đạt được những thành công vang dội mà còn định hình nền bóng đá hiện đại. Ông là biểu tượng của sự kiên định, tinh thần chiến đấu và khả năng lãnh đạo xuất sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử bóng đá.
Một góc khán đài sân Old Trafford được đặt tên Sir Alex Ferguson
5. Thời kỳ biến động hậu Sir Alex Ferguson
Sau khi Sir Alex giải nghệ, Manchester United đã thực sự lâm vào cuộc khủng hoảng khi trải qua hơn chục năm, họ vẫn chưa thể trở lại đỉnh vinh quang. Cùng điểm qua các HLV đã chèo lái con tàu đắm Man Utd trong suốt thập kỷ qua:
5.1 Nhiệm kỳ David Moyes và Louis Van Gaal
David Moyes
Sau khi Sir Alex giải nghệ, Man Utd đã chọn HLV của Everton David Moyes là người kế vị khi ký vào bản hợp đồng 6 năm. Tuy nhiên, chiến lược gia đồng hương với Ferguson lại mang nỗi thất vọng lớn cho người hâm mộ. Mặc dù đã lọt vào tứ kết Champions League nhưng việc cán đích ở vị trí thứ 7 tại Premier League, đã khiến cho Man Utd không thể dự cup châu Âu lần đầu tiên sau 24 năm kể từ năm 1990, quyết định sa thải Moyes lập tức được đưa ra.
Rõ ràng việc chọn một huấn luyện với phong cách phòng ngự để áp dụng cho một đội bóng có xu hướng tấn công áp đặt đối thủ là điều sai lầm của ban lãnh đạo Man Utd. Một điểm khác trong lối chơi của ông là phụ thuộc quá nhiều vào những tình huống chuyền dài và tạt cánh đánh đầu. Lối chơi thiếu sự sáng tạo và thiếu tính linh hoạt, mặc dù ông vẫn sở hữu đội hình đã từng lên ngôi vô địch ở mùa giải trước, cớ đâu lại sa sút nhanh đến vậy. Khi các cầu thủ không được phép thể hiện nhiều sự sáng tạo trong lối chơi và thường bị ràng buộc vào những chiến thuật cố định. Điều này dẫn đến việc đội bóng thiếu sự đột phá và dễ bị các đối thủ dễ dàng bắt bài. Một điều nữa là sự thiếu kinh nghiệm của David Moyes trong việc quản lý các cầu thủ ngôi sao tại Man Utd, dẫn đến sự thiếu tin tưởng và tôn trọng từ phía các cầu thủ.
Chỉ sau 1 mùa giải dẫn dắt Man Utd, David Moyes đã già đi trông thấy
Louis Van Gaal
Sau khi David Moyes bị sa thải, với sự thành công với tuyển Hà Lan tại World Cup 2014 khi về đích thứ 3 chung cuộc, Louis Van Gaal đã chính thức được bổ nhiệm lên làm HLV Man Utd khi ký vào bản hợp đồng 3 năm.
Mùa giải đầu tiên, HLV Hà Lan đã lập tức đưa về hàng loạt cái tên để thay thế thế hệ cũ như Luke Shaw, Daley Blind, Ander Herrera, Dimaria, Rojo, Juan Mata và Falcao. Ông đã giúp cho Man Utd trở lại Champions League khi kết thúc ở vị trí top 4. Van Gaal tiếp tục nhận được sự ủng hộ của giới chủ khi tiếp tục được bơm tiền mua sắm với những cái tên như Anthony Martial, Depay, Schweinsteiger, Dariam, Schneiderlin, Romero.
Tuy nhiên, mọi thứ lại không đi đúng kế hoạch của Van Gaal, một Man Utd chơi bóng thực sự thiếu sức sống với lối chơi ru ngủ các cổ động viên, họ đã chán ngấy cái cảnh xem Man Utd thi đấu. Việc cán đích ở vị trí thứ 6 mang đến sự thất vọng lớn cho ban lãnh đạo Quỷ Đỏ, dù cho Van Gaal đã giúp Man Utd vô địch cup FA nhưng ông vẫn phải nhận cái trát sa thải chỉ sau ít ngày đăng quang kết thúc 2 mùa giải đầy thăng trầm với đội chủ sân Old Trafford.
Về phong cách chơi của Man Utd dưới thời Van Gaal là ông luôn chú trọng việc kiểm soát bóng thông qua việc giữ bóng chắc chắn hạn chế rủi ro, tìm kiếm cơ hội ăn bàn một cách chậm rãi. Ông đã thử nghiệm sơ đồ 3-5-2 với 3 trung vệ và 2 cầu thủ chạy cánh nhưng sau đó lại chuyển qua sơ đồ 4–3-3 truyền thống để mang lại sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự.
Ông là một HLV đề cao tính kỷ luật trong từng buổi tập, các cầu thủ hạn chế việc đến muộn và yêu cầu các cầu thủ tuân thủ nghiêm ngặt chiến thuật và triết lý của mình. Điều này đôi khi dẫn đến căng thẳng giữa ông và các cầu thủ, nhưng cũng tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Van Gaal thường dành nhiều thời gian để phân tích các trận đấu, đánh giá từng vị trí và đưa ra những điều chỉnh cụ thể để cải thiện hiệu suất. Một điểm tích cực nữa cần được nhắc đến dưới thời Van Gaal, là ông đã ươm mầm cho ra mắt những cầu thủ trẻ trưởng thành từ lò đào tạo Carrington. Rashford, Lingard, Mensah,.. đã phát triển vượt bậc dưới sự dẫn dắt của chiến lược gia người Hà Lan.
Tuy có những điểm tích cực nhưng Louis Van Gaal lại mắc những sai lầm nhất định trong việc lựa chọn phong cách chơi khi quá chậm trong việc triển khai bóng và quá thiếu sự sáng tạo. Các trận đấu của Manchester United dưới thời Van Gaal thường thiếu sự bùng nổ và tính giải trí, khiến người hâm mộ không hài lòng. Họ miêu tả cách chơi của Man Utd là liều thuốc an thần giúp cho ai bị mất ngủ lâu năm cũng có thể chìm vào giấc ngủ.
Dù không đạt được những thành công, tuy nhiên HLV Van Gaal đã đặt nền móng cho sự phát triển của một số cầu thủ trẻ và mang đến một giai đoạn chuyển giao ổn định sau thời kỳ hậu Ferguson. Phong cách huấn luyện kỷ luật và chi tiết của ông cũng tạo ra một nền tảng cho các huấn luyện viên tiếp theo xây dựng.
Chức vô địch FA Cup không thể giúp cho Van Gaal có thể tiếp tục tại vị ở Man Utd
5.2 Thời kỳ HLV Jose Mourinho
Những thông tin Jose Mourinho dẫn dắt Man Utd đã xuất hiện ngay trước khi họ bước vào trận chung kết FA Cup, rõ ràng Quỷ Đỏ rất nóng lòng bổ nhiệm vị HLV người Bồ này. Ngay sau khi thông báo sa thải Van Gaal, ban lãnh đạo Manchester United đã phát đi dòng thông báo Jose Mourinho sẽ dẫn dắt câu lạc bộ với bản hợp đồng 3 năm.
Mùa giải đầu tiên Mourinho đã đưa về những cái tên tên tuổi như bản hợp đồng miễn phí Ibrahimovic, hay những cầu thủ đắt giá nhất Ngoại Hạng Anh Paul Pogba cùng Bailly và Mkhitaryan. Dù cán đích ở vị trí thứ 6 ở Premier League nhưng Mourinho đã giành 3 danh hiệu đó là Siêu cúp Anh, EFL League Cup và đỉnh cao Europa League với dàn thương binh trong trận chung kết. Ở mùa giải thứ 2, ông tiếp tục đưa về những bản hợp đồng bom tấn như Lukaku, Alexis Sanchez, Lindelof và Matic. Ông đã giúp cho Man Utd cán đích ở vị trí thứ 2 ở Ngoại Hạng Anh, cũng là thứ hạng cao nhất của Man Utd kể từ khi Sir Alex nghỉ hưu. Tuy nhiên, sang mùa giải thứ 3 đội bóng của đã sa sút một cách khó hiểu, liên tục là chuỗi trận gây thất vọng khi mới chỉ nửa mùa giải đã kém top 4 lên tới 11 điểm, cộng thêm những lùm xùm trong phòng thay đổi đỉnh điểm nhất là mối quan hệ rạn nứt với Paul Pogba đã khiến ông nhận cái trát sa thải đầy đau đớn.
Jose Mourinho nổi tiếng với khả năng phòng ngự lùi sâu, những thành công của ông với Porto và Inter Milan đã thể hiện rõ nét điều đó, nhưng khi đến với Man Utd ông đã có chút thay đổi để phù hợp với bản sắc của câu lạc bộ nhưng điều đó vẫn không thể hiện rõ nét. Mourinho thường sử dụng chiến thuật phản công, đặc biệt trong các trận đấu lớn. Đội bóng của ông thường chơi phòng ngự chắc chắn và chờ đợi cơ hội để phản công nhanh. Những cầu thủ có tốc độ và khả năng chuyển trạng thái nhanh như Marcus Rashford và Romelu Lukaku là những nhân tố quan trọng trong chiến thuật này. Mourinho thường sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 với hai tiền vệ phòng ngự để bảo vệ hàng thủ và ba tiền vệ tấn công hỗ trợ tiền đạo cắm. Ông cũng thỉnh thoảng sử dụng sơ đồ 3-5-2 để gia tăng sự chắc chắn ở hàng phòng ngự.
Mourinho là một bậc thầy về tâm lý học, ông biết cách động viên và khích lệ cầu thủ, tạo ra một tâm lý chiến thắng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ông cũng không ngại chỉ trích công khai khi cầu thủ không đạt yêu cầu, điều này đôi khi gây ra mâu thuẫn nội bộ. Mourinho là một huấn luyện viên thực dụng, ông tập trung vào việc giành chiến thắng và sẵn sàng hy sinh lối chơi đẹp mắt để đạt được mục tiêu này. Điều này đã giúp ông giành nhiều danh hiệu trong sự nghiệp nhưng cũng dẫn đến những chỉ trích về lối chơi thiếu hấp dẫn.
Dù cho Mourinho có sự ủng hộ từ một số cầu thủ và người hâm mộ, nhưng phong cách quản lý khắt khe và lối chơi thực dụng đã gây ra sự không hài lòng ở một số bộ phận. Những mâu thuẫn với các cầu thủ như Paul Pogba, mặc dù đội bóng đã giành được một số danh hiệu quan trọng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì phong độ ổn định và tạo ra lối chơi hấp dẫn. Những mâu thuẫn nội bộ và kết quả thi đấu không như mong đợi đã dẫn đến việc Mourinho bị sa thải sau hơn hai năm dẫn dắt đội bóng.
Jose Mourinho ăn mừng cùng các học trò trong chức vô địch Europa League
5.3 Thời kỳ Ole Solskjaer
Chỉ là HLV tạm quyền sau khi Jose Mourinho bị sa thải, Ole Solskjaer đã có cho mình chuỗi thắng 14 trận trên tổng số 19 trận, việc lội ngược dòng PSG ngay trên sân khách để tiến vào tứ kết Cup C1 đã giúp cho “sát thủ có gương mặt trẻ thơ” nhận bản hợp đồng chính thức có thời hạn 3 năm trong việc làm HLV trưởng Man Utd. Ở nửa mùa giải đầu tiên dẫn dắt Ole chỉ giúp cho Man Utd cán đích ở vị trí thứ 6 khi khoảng cách top 4 đã là quá xa. Ole được bổ sung lực lượng khi những Maguire, Wan Bissaka, Dan James,.. ở kỳ chuyển nhượng mùa hè và bước ngoặt đến ở kỳ chuyển nhượng mùa đông khi Man Utd chính thức sở hữu Bruno Fernandes. Sự có mặt của Bruno giúp cho Ole Solskjaer hoàn thiện được mảnh ghép còn thiếu đưa Man Utd thăng hoa khi đó là sự kết hợp hoàn hảo với bộ ba Rashford, Martial và Greenwood. Quỷ Đỏ cán đích ở vị trí thứ 3 chung cuộc và dừng bước tại bán kết C2.
Tiếp nối thành công, Solskjaer được bổ sung thêm Van De Beek, Cavani, Telles ở mùa giải tiếp theo. Man Utd dưới thời cựu cầu thủ huyền thoại đã chơi thứ bóng đá cực kỳ bay bổng, mang đậm bản sắc của CLB. Thành tích cán đích ở vị trí thứ 2 tại Ngoại Hạng Anh đã nói lên tất cả, tuy việc có thất bại cay đắng tại chung kết C2 sau khi thua ở loạt sút luân lưu trước Villarreal với tỉ số 10-11 nhưng ông đã lấy được niềm tin của người hâm mộ về việc đưa Man Utd trở lại đỉnh vinh quang.
Sự bùng nổ tiếp tục đến khi ở mùa giải thứ 3 của Ole, Man Utd chính thức thông báo đưa đón con Ronaldo trở về nhà sau khi chiêu mộ thành công Sancho và Varane trước đó. Sự háo hức và bùng nổ truyền thông đã thu hút mọi ánh nhìn hướng về đội chủ sân Old Trafford. Họ cũng đã khởi đầu thăng hoa với sự có mặt của Ronaldo nhưng sau đó lại là một tấm bi kịch. Liên tục là những trận thua đầy xấu hổ, 0-4 trước Man City, 0-5 trước Liverpool cùng với thất bại 1-4 trước đội bóng nguy cơ xuống hạng là Watford đã là giọt nước tràn ly khiến cho Ole Solskjaer bị sa thải.
Về mặt lối chơi, Solskjær ưa thích lối chơi tấn công linh hoạt, sử dụng tốc độ và khả năng chuyển trạng thái nhanh. Đội bóng của ông thường tổ chức tấn công nhanh chóng từ tuyến dưới, đặc biệt là khi có các cầu thủ như Marcus Rashford và Bruno Fernandes. Solskjær thường sử dụng sơ đồ 4-2-3-1 và 4-3-3, tạo ra sự cân bằng giữa tấn công và phòng ngự. Trong những trận đấu quan trọng hoặc gặp đối thủ mạnh, ông có thể điều chỉnh chiến thuật để tập trung vào phản công nhanh và phòng ngự chắc chắn. Đội bóng của Solskjær nổi bật với khả năng chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công một cách nhanh chóng. Khả năng này giúp Man Utd.
Ngoài ra, Solskjær còn chú trọng vào việc phát triển các cầu thủ trẻ từ học viện của Manchester United. Dưới thời ông, nhiều cầu thủ trẻ như Mason Greenwood, Brandon Williams và Scott McTominay đã có cơ hội thể hiện và phát triển. Solskjær luôn cố gắng tạo ra một môi trường tích cực và đoàn kết trong đội bóng. Ông có mối quan hệ tốt với các cầu thủ và luôn cố gắng duy trì tinh thần đồng đội cao.
Việc lý do ông bị sa thải có thể đến từ việc kết quả thi đấu không được mong đợi nhưng sâu xa hơn có thể là việc thiếu bản lĩnh ở trận đánh lớn, 3 mùa giải dẫn dắt, Ole hoàn toàn trắng tay khi không thể đưa Man Utd có được danh hiệu nào. Với bản tính hiền lành của ông, sẽ khiến cho các cầu thủ không có được sự răn đe, kỷ luật bản thân. Mặc dù có sự ủng hộ từ người hâm mộ và một số chuyên gia về cách tiếp cận nhân văn và tầm nhìn dài hạn của ông, Solskjær vẫn bị chỉ trích vì thiếu khả năng chiến thuật trong các trận đấu lớn.
Mối tình không trọn vẹn của Solskjaer với đội chủ sân Old Trafford
5.4 Thời kỳ HLV Erik Ten Hag
Sau khi Solskjaer bị sa thải, Man Utd bổ nhiệm HLV Rangnick lên làm HLV tạm quyền trong giai đoạn nửa sau mùa giải. Man Utd đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất sau khi Sir Alex nghỉ hưu, họ đã may mắn kết thúc ở vị trí 6 và vẫn có được tấm vé dự cup C2.
Tháng 4 năm 2022, trang chủ CLB chính thức xác nhận đã bổ nhiệm HLV người Hà Lan Erik Ten Hag lên làm huấn luyện viên của Man Utd kể từ mùa giải 2022-2023 với bản hợp đồng 3 năm. Với triết lý tấn công kiểm soát thành công tại Ajax, người hâm mộ đã vui mừng khi Ten Hag nhận lời dẫn dắt Quỷ Đỏ.
Mục tiêu của Ten Hag ban đầu là vực dậy được tinh thần của các cầu thủ sau một mùa giải thất vọng. Ông đã bổ sung thêm những cái tên như Lisandro Martinez, Malacia, Eriksen, ngay đầu mùa giải . Sau 2 thất bại trước Brighton và Brentford, Ten Hag đã tức tốc mang về Casemiro và Antony. Với việc điều chỉnh phong cách chơi khi ông chưa thể áp dụng được phong cách chơi tấn công kiểm soát như hồi ở Ajax ngay cho Man Utd được, thay vào đó ông chú trọng việc chuyển trạng thái nhanh tận dụng tốc độ của những Rashford và Martial. Sự điều chỉnh đó đã mang tới thành công khi Man Utd thiết lập những chuỗi thắng ấn tượng trước Liverpool, Arsenal,... Tại vòng play off 1/8 Europa League, đoàn quân của Erik Ten Hag đã xuất sắc ngược dòng trước Barcelona để tiến vào vòng trong, đây là một trong những trận đấu cảm xúc nhất ở mùa giải 2022-2023.
Ở đấu trường quốc nội, Man Utd đã có được danh hiệu đầu tiên sau 5 năm trắng tay khi giành chiến thắng 2-0 trước Newcastle ở trận chung kết League Cup. Còn ở Ngoại Hạng Anh việc có chuỗi 17 trận bất bại trên sân nhà khi giành chiến thắng trước tất cả các đội bóng trong Big Six đã giúp cho thầy trò Ten Hag cán đích ở vị trí thứ 3 chung cuộc.
Niềm tin các cổ động viên giành cho Ten Hag đã lên cao sau mùa giải đầu tiên dắt. Tuy nhiên, mùa giải 2023-2024 lại khác xa so với họ tưởng tượng. Bị loại khỏi Champions League ngay từ vòng bảng với vị trí cuối cùng và kết thúc ở vị trí thứ 8 chung cuộc trên bảng xếp hạng, thành tích kém nhất sau thời hậu Sir Alex, khắp các mặt báo đã đưa tin Erik Ten Hag sẽ bị sa thải khi mùa giải này khép lại.
Ten Hag chỉ có duy nhất đấu trường cup FA để cứu vãn sự nghiệp của ông tại Man Utd khi vào tới trận chung kết 2 mùa giải liên tiếp và lại đối đầu với đội bóng họ đã để thua ở mùa giải trước là Manchester City. Trước trận chung kết, trên sân nhà Old Trafford sau khi đánh bại Newcastle, ông đã mạnh dạn tuyên bố sẽ đến Wembley và mang cup về. Và đúng như vậy, ông đã làm nên kỳ tích khi giành chiến thắng 2-1 trước Man City, qua đó có được danh hiệu thứ 2 liên tiếp sau 2 mùa giải dẫn dắt. Tuy vô địch FA Cup nhưng những thông tin về việc sa thải HLV lại liên tục xuất hiện nhưng sau tất cả, chính bản thân Ten Hag đã lên tiếng xác nhận ông và CLB đang thỏa thuận về một bản hợp đồng mới, đập tan mọi tin đồn về tương lai của Erik Ten Hag. Man Utd đã nhận thức được việc số ca chấn thương kỷ lục trong mùa giải này đã ảnh hưởng tới lối chơi của Ten Hag đang gây dựng.
Chức vô địch FA Cup đã cứu vãn sự nghiệp của Ten Hag tại Man Utd
Điểm tích cực mà Erik Ten Hag làm được sau 2 năm cầm quyền tại Man Utd là ông đã giúp cho CLB giải cơn khát danh hiệu sau 5 năm trắng tay, cùng với sự kỷ luật cao. Bất kể đó là cầu thủ nào cũng không được phép lớn hơn câu lạc bộ, vụ lùm xùm với siêu sao Cristiano Ronaldo đã cho thấy ông cứng rắn như thế nào. Erik Ten Hag đã cho Ronaldo dự bị khi anh không thể đáp ứng cường độ cao của các trận đấu ở Premier League, Ronaldo đã tức giận và lên phỏng vấn nhằm tố HLV đã không tôn trọng anh. Ngay sau đó đoạn video được phán tán, Man Utd đã thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với cầu thủ người Bồ Đào Nha. Tiếp đó là vụ việc của Jadon Sancho, sau khi Ten Hag trả lời phỏng vấn rằng cầu thủ người Anh không thể đáp ứng được giáo án của ông thì Sancho đã lập tức lên mạng xã hội có phần trách móc HLV đã nói sai sự thật. Sau khi các cuộc thảo luận nội bộ, Sancho không chịu xin lỗi HLV và thông báo chính thức được đưa ra, cầu thủ này đã bị đình chỉ vô thời hạn trước khi bị cho mượn qua Dortmund.
Về mặt lối chơi, Erik Ten Hag vẫn chưa thể áp dụng được phong cách kiểm soát như thời còn ở Ajax do yếu tố con người hiện tại của Man Utd không đáp ứng được nhu cầu nhưng ông vẫn hứa hẹn sẽ giúp cho Man Utd trở lại thời kỳ đỉnh cao sớm nhất có thể.
Manchester United đã trải qua một giai đoạn đầy biến động sau khi Sir Alex Ferguson giải nghệ, với nhiều sự thay đổi trong vai trò huấn luyện viên và những thăng trầm về mặt thành tích. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Erik ten Hag, người hâm mộ kỳ vọng rằng câu lạc bộ sẽ tìm lại được sự ổn định và trở lại đỉnh cao của bóng đá thế giới.
6. Q&A (Câu hỏi thường gặp)
Ai là huấn luyện viên vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United?
Với thành tích 13 danh hiệu vô địch Premier League, 2 cup C1 cùng nhiều danh hiệu lớn nhỏ khác trong 26 năm dẫn dắt Man Utd, Sir Alex Ferguson không chỉ là HLV vĩ đại nhất lịch sử câu lạc bộ mà còn là một trong những vị HLV xuất sắc nhất trên thế giới.
Manchester United sẽ có thể trở lại thời kỳ hoàng kim như dưới thời Sir Alex Ferguson?
Tất nhiên, trong tương lai Man Utd sẽ bước lên đỉnh vinh quang nhưng quan trọng là thời gian bao lâu để được trở lại như xưa.
Huấn luyện viên nào sẽ dẫn dắt Manchester United đến những vinh quang mới?
Ở thời điểm hiện tại, ban lãnh đạo Quỷ Đỏ đang đặt niềm tin vào huấn luyện viên Erik Ten Hag khi chuẩn bị trao cho ông 1 bản hợp đồng 2 năm, ít nhất Ten Hag sẽ có 3 năm để đưa Man Utd trở lại đỉnh vinh quang.