Copa America là gì ? Tìm hiểu về lịch sử, đặc điểm giải đấu Cúp bóng đá Nam Mỹ
Ngày đăng: 26/06/2024
- 1. Lịch sử ra đời và phát triển của giải đấu
- 2. Thể thức thi đấu của Copa America
- 2.1 Những năm đầu tiên (Giai đoạn từ 1916-1967)
- 2.2 Giai đoạn 1975 - 1983 (Các năm tổ chức: 1975, 1979, 1983): Thay đổi về vòng bảng và vòng loại trực tiếp
- 2.3 Giai đoạn năm 1987: Quay trở lại với cơ cấu tổ chức tại nước chủ nhà
- 2.4 Giai đoạn 1989 - 1991 (Các năm tổ chức: 1989, 1991): Thay đổi về thể thức thi đấu tăng tính cạnh tranh
- 2.5 Giai đoạn 1993 - 2015 (Các năm tổ chức: 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007, 2011, 2015): Mexico và Hoa Kỳ tham gia
- 2.6 Giai đoạn 2016: Tăng thêm đội với 10 đội từ CONMEBOL và 6 đội từ CONCACAF
- 2.7 Giai đoạn 2021: Không có đội khách mời tham dự
- 2.8 Chi tiết thể thức thi đấu hiện tại của Copa America 2024
- 3. Lịch sử thăng trầm của Copa America ra sao?
- 3.1 Giai đoạn thành lập giải
- 3.2 Gián đoạn và không thể tiếp tục
- 3.3 Giai đoạn tái thiết Copa America (1987 đến nay)
- 4. Những quốc gia có thành tích tốt nhất tại Copa America
- 5. Những điểm đặc biệt của Copa America
- 5.1 Chất hoang dại của bóng đá Nam Mỹ
- 5.2 Chu kỳ tổ chức không cố định
- 6. Bài hát tại các kỳ Copa America
- 7. Thành tích của các đội tuyển tham dự Copa America
- 7.1 Đội vô địch:
- 7.2 Thành tích tốt nhất của các đội không vô địch từng lọt vào top 4:
- 8. Bốc thăm chia bảng Copa America 2024
- 9. Xem trực tiếp giải Copa America ở đâu ?
Copa America hay còn có tên gọi khác là cup bóng đá Nam Mỹ. Đây là giải đấu bóng đá nam giữa các đội tuyển quốc gia đến từ Nam Mỹ nhằm xác định nhà vô địch của khu vực này. Đây là giải đấu bóng đá châu lục lâu đời nhất thuộc khuôn khổ đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là một trong những giải đấu danh giá nhất với lượng người theo dõi nhiều thứ 3 trên thế giới (sau World Cup và Euro).
1. Lịch sử ra đời và phát triển của giải đấu
Năm 1910, giải đấu bóng đá quốc tế đầu tiên giữa các đội tuyển quốc gia của Nam Mỹ đã diễn ra khi Argentina tổ chức một sự kiện để kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Năm. Mặc dù giải đấu này có sự góp mặt của Chile và Uruguay, nhưng lại không được CONMEBOL công nhận là giải đấu Copa America chính thức.
Sau đó, trong dịp kỷ niệm 100 năm độc lập, Argentina đã tiếp tục tổ chức một giải đấu diễn ra từ ngày 2 đến 17 tháng 7 năm 1916 với sự tham gia của Chile, Uruguay và Brazil. Tên gọi của giải khi đó là Campeonato Sudamericano de Football (Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ) và là phiên bản đầu tiên của Copa América hiện nay. Khi ấy, Uruguay đã trở thành nhà vô địch đầu tiên của giải đấu này sau khi vượt qua đội chủ nhà Argentina ở vòng đấu cuối theo thể thức vòng tròn tính điểm.
Nhận thấy sự thành công của giải đấu, ông Héctor Rivadavia, một ủy viên của Hiệp hội bóng đá Uruguay đã đề xuất thành lập một liên minh các hiệp hội bao gồm Argentina, Brasil, Chile và Uruguay. Sau đó vào ngày 9 tháng 7, ngày độc lập ở Argentina, CONMEBOL (Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ) đã được thành lập.
Kể từ thời điểm đó, giải đấu này tiếp tục được tổ chức và duy trì đến thời điểm hiện tại. Vào năm 1975, giải đấu được đổi tên thành Copa America.
Sự xuất hiện và vai trò của các đội khách mời:
Kể từ năm 1993, giải đấu thường có 12 đội với tất cả 10 đội CONMEBOL và 2 đội khách mời đến từ các liên đoàn CONCACAF (Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe) hoặc AFC (Liên đoàn Bóng đá châu Á). Trước đó, giải đấu chỉ có sự tham gia của các đội tuyển thuộc CONMEBOL. Đến kỳ Copa America 2016, giải đấu được đăng cai bởi Hoa Kỳ và đánh dấu lần đầu tiên giải đấu được tổ chức bên ngoài lãnh thổ CONMEBOL. Đây cũng là lần đầu tiên Copa America có đến 16 đội tham dự, bao gồm 10 quốc gia thuộc CONMEBOL và 6 thuộc CONCACAF.
Với sự góp mặt của các đội khách mời, các kỳ Copa America đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn từ người hâm mộ, từ đó gia tăng tính thương mại cũng như tính cạnh của giải đấu. Kể từ thời điểm góp mặt, các đội khách mời đã giúp cho Copa America có thêm vòng tứ kết. Điều này khiến cho các đội tuyển gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chinh phục chiếc cup danh giá.
2. Thể thức thi đấu của Copa America
2.1 Những năm đầu tiên (Giai đoạn từ 1916-1967)
Trong những năm đầu tiên, với số lượng tham gia có phần hạn chế và không ổn định của các đội tuyển, giải đấu được diễn ra với thể thức vòng tròn tính điểm. Mỗi quốc gia sẽ gặp nhau 1 lần và đội tuyển có điểm số cao nhất sẽ lên ngôi vô địch. Thứ hạng của mỗi đội trong bảng được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Điểm số lớn nhất đạt được (2 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho trận hòa và 0 điểm nào cho trận thua)
- Hiệu số bàn thắng bàn thua;
- Tổng bàn thắng ghi được;
Nếu hai hoặc nhiều đội cùng bảng bằng nhau ở ba tiêu chí trên, thứ hạng của họ được xác định như sau:
- Điểm số đạt được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Số lượng bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Bốc thăm của Ban tổ chức CONMEBOL.
Đáng chú ý, trong trường hợp 2 đội có thứ hạng cao nhất bằng điểm nhau, giải đấu sẽ có thêm 1 trận play-off giữa hai đội tuyển này để xác định ngôi vô địch cho giải đấu mà không xét đến các tiêu chí khác.
Ở giai đoạn mới thành lập, giải đấu vô địch bóng đá Nam Mỹ được tổ chức định kỳ hằng năm, ngoại trừ năm 1918 bị hoãn bởi dịch cúm ở Rio de Janeiro. Sau đó, giải đấu liên tục diễn ra cho đến năm 1929 thì bước vào thời kỳ tạm hoãn. Lý do là bởi sự căng thẳng giữa Uruguay và Argentina sau kỳ World Cup đầu tiên (1930) diễn ra tại Uruguay khiến giải đấu tạm gián đoạn trong vài năm. Tại kỳ World Cup đó, Uruguay đã giành chiến thắng với tỷ số 4-2 trước Argentina trong trận chung kết. Phải đến năm 1935, giải đấu mới được khôi phục trở lại và diễn ra theo các chu kỳ khác nhau.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 1946 - 1967, giải đấu đã không được CONMEBOL công nhận chính thức trong nhiều lần tổ chức và chỉ được coi là hợp lệ sau này. Lý do là bởi trong thời gian này, một số đội tuyển quốc gia đã thờ ơ với giải đấu. Một số không tham gia, một số thì gửi đội trẻ đến dự. Bên cạnh đó, việc thành lập Copa Libertadores (Cup C1 Nam Mỹ) vào năm 1959 cũng ảnh hưởng đến số lượng khán giả quan tâm tới giải đấu.
2.2 Giai đoạn 1975 - 1983 (Các năm tổ chức: 1975, 1979, 1983): Thay đổi về vòng bảng và vòng loại trực tiếp
Sau 8 năm vắng bóng không được tổ chức kể từ năm 1967 vì nhiều lý do khác nhau, giải đấu đã bắt đầu quay trở lại vào năm 1975 và chính thức được gọi tên là Copa America. Đây là lần đầu tiên giải đấu có sự tham gia của đầy đủ 10 đội CONMEBOL. Cũng từ đây, giải đấu từ bỏ hình thức vòng tròn tính điểm. Thay vào đó, các đội tuyển được chia làm 3 bảng đấu, 3 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ lọt vào bán kết. Ngoài ra, kể từ giải đấu năm đó, các đội tuyển là đương kim vô địch sẽ được ưu tiên vào thẳng bán kết mà không cần tham dự vòng bảng.
Với việc bổ sung thêm vòng đấu loại trực tiếp, Copa America đã trở nên hấp dẫn hơn và có tính cạnh tranh cao hơn. Các đội tuyển sẽ phải tập trung cho từng trận đấu và hạn chế được tình trạng những trận cầu mang tính thủ tục diễn ra. Bên cạnh đó, thể thức mới cũng sẽ giúp các đội bóng nhỏ có khả năng tạo ra nhiều bất ngờ hơn khi đối đầu với các đội tuyển mạnh.
Trong 3 kỳ Copa America 1975, 1979 và 1983, giải đấu này đã được tổ chức mà không có nước chủ nhà. Các trận đấu sẽ được diễn ra trên tất cả các quốc gia Nam Mỹ. Loạt trận vòng bảng và vòng bán kết sẽ được diễn ra theo thể thức 2 lượt với sân nhà và sân khách. Dẫn đến số lượng trận đấu trong giai đoạn này tăng lên đáng kể. Đáng chú ý, trận chung kết của giải đấu trong giai đoạn này cũng có thể thức vô cùng độc đáo. Mặc dù vẫn áp dụng thể thức lượt đi và về, nhưng nó sẽ không được xác định bằng tỷ số chung cuộc sau hai lượt trận. Thay vào đó, nếu mỗi đội đều giành được một trận thắng hoặc kết thúc với 2 trận hòa sau 2 lượt đấu, Ban tổ chức sẽ tiến hành thêm 1 trận play-off nhằm xác định đội vô địch.
2.3 Giai đoạn năm 1987: Quay trở lại với cơ cấu tổ chức tại nước chủ nhà
Đến kỳ Copa America 1987, CONMEBOL đã quyết định quay trở lại với cơ cấu tổ chức tại nước chủ nhà. Các đội sẽ vẫn được chia làm 3 bảng đấu với 3 đội đứng đầu mỗi bảng cùng đương kim vô địch sẽ sẽ lọt vào bán kết, nhưng tất cả các vòng đấu (bao gồm vòng bảng, vòng bán kết, trận chung kết) sẽ chỉ diễn ra trong một lượt đấu duy nhất, thay vì thể thức 2 lượt trận như 3 kỳ Copa America trước đó. Bên cạnh đó, Copa America 1987 cũng là lần đầu tiên tổ chức trận tranh hạng 3 cho hai đội thua ở bán kết.
2.4 Giai đoạn 1989 - 1991 (Các năm tổ chức: 1989, 1991): Thay đổi về thể thức thi đấu tăng tính cạnh tranh
Đến Copa America 1989, giải đấu lại một lần nữa thay đổi về thể thức thi đấu nhằm mục đích gia tăng tính cạnh tranh. Kể từ giải đấu này, đội đương kim vô địch cũng phải thi đấu từ vòng bảng và không còn được ưu tiên vào thẳng bán kết như những năm trước đó. Với thể thức mới, 10 đội CONMEBOL sẽ được chia làm 2 bảng đấu, mỗi bảng 5 đội và chọn ra 2 đội xuất sắc nhất mỗi bảng lọt vào vòng trong. Tuy nhiên, thay vì sử dụng hình thức đấu loại trực tiếp, các đội tuyển sẽ lại thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn tính điểm. Mỗi quốc gia sẽ gặp nhau 1 lần và đội tuyển có điểm số cao nhất sẽ lên ngôi vô địch (2 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho trận hòa và 0 điểm nào cho trận thua).
2.5 Giai đoạn 1993 - 2015 (Các năm tổ chức: 1993, 1995, 1997, 1999, 2001, 2004, 2007, 2011, 2015): Mexico và Hoa Kỳ tham gia
Trong kỳ Copa America 1993, giải đấu lần đầu tiên chào đón thêm sự xuất hiện của 2 quốc gia thuộc CONCACAF (Mexico và Hoa Kỳ), từ đó nâng tổng số đội tham dự Copa America lên con số 12. Kể từ thời điểm này, giải đấu thường có sự xuất hiện của các đội tuyển khách mời đến từ CONCACAF hoặc AFC. Với sự góp mặt của 12 quốc gia, giải đấu được chia thành 3 bảng với mỗi bảng 4 đội. Trong đó, 2 đội đứng đầu mỗi bảng cùng 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ được vào vòng loại trực tiếp. Tại vòng knock-out, mỗi đội sẽ thi đấu duy nhất 1 lượt trận, có áp dụng hiệp phụ và luân lưu nếu tỷ số hoà. Nhờ sự tham gia của các đội tuyển khách mời, Copa America 1993 đã đánh dấu lần đầu tiên giải đấu có vòng tứ kết.
2.6 Giai đoạn 2016: Tăng thêm đội với 10 đội từ CONMEBOL và 6 đội từ CONCACAF
Đến năm 2016, giải đấu được tổ chức đặc biệt nhằm kỷ niệm 100 năm ra đời của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) cũng như Copa America. Đây cũng là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức bên ngoài lãnh thổ Nam Mỹ. Để tạo ra một phiên bản Copa America đặc biệt, giải đấu được mở rộng lên 16 đội với 10 đội từ CONMEBOL và 6 đội từ CONCACAF. Với sự góp mặt của 16 đội tuyển, giải đấu được chia thành 4 bảng với mỗi bảng 4 đội. Trong đó, 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng tứ kết. Tương tự như các kỳ Copa America trước đó, vòng knock-out sẽ thi đấu duy nhất 1 lượt trận, có áp dụng hiệp phụ và luân lưu nếu tỷ số hoà.
2.7 Giai đoạn 2021: Không có đội khách mời tham dự
Trong kỳ Copa America 2021, giải đấu này đã tổ chức mà không có bất kỳ đội tuyển khách mời nào tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1993 giải đấu chỉ có sự góp mặt của 10 đội CONMEBOL. Lý do là bởi những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến việc di chuyển của các đội trở nên khó khăn. Trong lần tổ chức này, giải đấu đã phải quay trở lại thể thức chia thành 2 bảng đấu, mỗi bảng 5 đội và chọn ra 4 đội xuất sắc nhất lọt vào vòng tứ kết.
Trận chung kết Copa America 2021 giữa Argentina vs Brazil
Do ảnh hưởng của đại dịch, các trận đấu loại trực tiếp của Copa America 2019 bao gồm vòng tứ kết, bán kết cùng với trận play-off tranh hạng ba sẽ không có hiệp phụ và mọi trận hòa sẽ được giải quyết ngay lập tức bằng loạt luân lưu. Hiệp phụ sẽ chỉ diễn ra trong trường hợp trận chung kết có tỷ số hoà sau 90 phút.
Giai đoạn |
1916-1967 |
1975-1983 |
1987 |
1989-1991 |
1993-2015 |
2016 |
2021 |
Vòng tròn tính điểm |
X |
||||||
Vòng bảng |
- 3 bảng đấu, 3 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong - Đương kim vô địch vào thẳng vòng trong |
- 3 bảng đấu, 3 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong - Đương kim vô địch vào thẳng vòng trong |
2 bảng đấu, 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong |
- Có 2 đội tuyển khách mời - 3 bảng đấu, 3 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong - 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất vào vòng trong |
- Có 4 đội tuyển khách mời - 4 bảng đấu, 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong |
- Không có đội tuyển khách mời do dịch bệnh - 2 bảng đấu, 4 đội đứng đầu mỗi bảng vào vòng trong |
|
Vòng loại trực tiếp (Vòng trong) |
(Bán kết) Thi đấu 2 lượt trận đi và về |
(Bán kết-tranh hạng 3) Thi đấu 1 trận duy nhất |
Vòng tròn tính điểm 1 lượt trận |
(Tứ kết - bán kết - tranh hạng 3) Thi đấu 1 trận duy nhất |
(Tứ kết - bán kết - tranh hạng 3) Thi đấu 1 trận duy nhất |
(Tứ kết - bán kết - tranh hạng 3) Thi đấu 1 trận duy nhất (không có hiệp phụ) |
|
Chung kết |
Thi đấu 2 lượt trận đi và về |
Thi đấu 1 trận duy nhất |
Thi đấu 1 trận duy nhất |
Thi đấu 1 trận duy nhất |
Thi đấu 1 trận duy nhất |
Bảng so sánh thể thức thi đấu qua các giai đoạn của Copa America
Từ năm 1987 đến 2001, CONMEBOL quyết định tổ chức giải đấu theo chu kỳ 2 năm một lần. Từ 2001 đến 2007, giải thay đổi thể thức với chu kỳ 3 năm một lần. Còn từ 2007 đến 2019, giải đấu được diễn ra theo chu kỳ 4 năm 1 lần nhằm gia tăng tính cạnh tranh với UEFA Euro.
2.8 Chi tiết thể thức thi đấu hiện tại của Copa America 2024
Đối với kỳ Copa America 2024 chuẩn bị diễn ra, giải đấu này sẽ có lần thứ 2 được tổ chức bên ngoài lãnh thổ CONMEBOL và tiếp tục được đăng cai bởi Hoa Kỳ. Tương tự như Copa America 2016, giải đấu năm nay sẽ có sự góp mặt của 16 quốc gia bao gồm 10 đội từ CONMEBOL và 6 đội từ CONCACAF. Với 16 đội tuyển, giải đấu được chia thành 4 bảng với mỗi bảng 4 đội, mỗi đội sẽ thi đấu 3 trận với các đội khác trong bảng. Trong đó 2 đội đứng đầu mỗi bảng sẽ vào vòng tứ kết. Thứ hạng của mỗi đội trong bảng được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Điểm số lớn nhất đạt được (3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho trận hòa và 0 điểm nào cho trận thua)
- Hiệu số bàn thắng bàn thua;
- Tổng bàn thắng ghi được;
Nếu hai hoặc nhiều đội cùng bảng bằng nhau ở ba tiêu chí trên, thứ hạng của họ được xác định như sau:
- Điểm số đạt được trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Số lượng bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu giữa các đội liên quan;
- Bốc thăm của Ban tổ chức CONMEBOL.
Đối với các trận bán kết và chung kết, nếu tỷ số hòa sau 90 phút, hai hiệp phụ sẽ được diễn ra, mỗi hiệp 15 phút. Nếu vẫn hòa, trận đấu sẽ được giải quyết bằng loạt sút luân lưu. Còn với các trận đấu vòng tứ kết và trận play-off tranh hạng ba, sẽ không có hiệp phụ và mọi trận hòa sẽ được giải quyết ngay lập tức bằng loạt luân lưu.
3. Lịch sử thăng trầm của Copa America ra sao?
3.1 Giai đoạn thành lập giải
Đầu thế kỉ 20, bóng đá Nam Mỹ ngày một phổ biến và cuộc thi đấu đầu tiên ở cấp ĐTQG diễn ra tại Argentina vào năm 1910 nhằm kỉ niệm 100 năm ngày cách mạng tháng Năm của nước này. Chile và Uruguay là hai đội dự giải nhưng đó vẫn chưa phải là giải đấu chính thức của CONMEBOL.
Tương tự như vậy, một giải đấu khác được tổ chức để kỉ niệm 100 năm độc lập, Argentina cùng Chile, Brazil và Uruguay là những đội bóng dự giải lần đầu tiên vào năm 1916. CONMEBOL được thành lập vào ngày 9/7/1916 nhằm kỉ niệm 100 năm ngày Argentina độc lập.
Trong giai đoạn mới lập giải, giải vô địch bóng đá Nam Mỹ diễn ra một năm một lần, tuy nhiên giải từng bị hoãn vào năm 1918 do dịch cúm tại Rio de Janeiro. Giải diễn ra liên tục cho đến năm 1929 trước khi bước vào giai đoạn tạm hoãn.
3.2 Gián đoạn và không thể tiếp tục
Sau kì World Cup đầu tiên diễn ra tại Uruguay, sự thù địch giữa Uruguay và Argentina khiến giải đấu tạm gián đoạn trong vài năm. Đến năm 1935, phiên bản đặc biệt của giải đấu được định hình và bắt đầu cuộc tái thiết ở giải đấu năm 1939.
Thế nhưng giải đấu bước vào giai đoạn khủng hoảng, nhiều năm được tổ chức nhưng không được gọi là chính thức chỉ được công nhận về sau bởi CONMEBOL. Nhiều ĐTQG có thái độ thờ ơ với giải đấu, bất ngờ hơn vào giải đấu năm 1959 tại Ecuador, ĐT Brazil chỉ triệu tập các cầu thủ của đội bóng thuộc bang Pernambuco dự giải.
Sự ra đời của Copa Libertadores (cúp C1 Nam Mỹ) vào năm 1959 khiến cho giải đấu bị ảnh hưởng vì lượng khán giả quan tâm đến giải không còn nhiều. Đến năm 1975, giải đấu được đổi tên thành Copa America như ngày nay. Ý tưởng cho giải đấu với tên gọi này là diễn ra tại khắp 10 quốc gia thành viên của CONMEBOL từ 1975 đến 1983
3.3 Giai đoạn tái thiết Copa America (1987 đến nay)
Đến năm 1986, CONMEBOL quyết định trở lại cơ cấu tổ chức một nước chủ nhà duy nhất và được diễn ra theo chu kì nhất định. Từ năm 1987 đến 2001, giải được tổ chức theo chu kỳ 2 năm một lần. Từ 2001 đến 2007, giải thay đổi thể thức với chu kỳ 3 năm một lần. Từ 2007 đến nay, giải được diễn ra theo chu kỳ 4 năm 1 lần.
Riêng tại Copa America Centenario để kỉ niệm 100 năm giải được thành lập, CONMEBOL mời 6 đội bóng thuộc khu vực CONCACAF dự giải. Và Copa America 2016 cũng là giải đầu tiên được tổ chức ở bên ngoài Nam Mỹ. Đến năm 2020, Copa America được tổ chức cùng thời điểm với Euro để tạo sự cạnh tranh giữa hai giải đấu cấp độ ĐTQG.
Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 mà Copa America 2020 dời lại sang năm 2021, cũng diễn ra cùng thời điểm với Euro 2020.
4. Những quốc gia có thành tích tốt nhất tại Copa America
Kể từ khi được thành lập và trải qua 47 lần tổ chức, Argentina và Uruguay là hai quốc gia đang sở hữu nhiều chức vô địch nhất trong lịch sử giải đấu với 15 lần mỗi bên. Hiện tại, Argentina đang là đương kim vô địch giải đấu sau khi đã đánh bại Brazil với tỷ số 1-0 trong trận chung kết Copa America 2021. Số lần vô địch của các đội tuyển lần lượt như sau:Argentina: 15 lần vô địch vào các năm 1921, 1925, 1927, 1929, 1937, 1941, 1945, 1946, 1947, 1955, 1957, 1959, 1991, 1993, 2020
- Uruguay: 15 lần vô địch vào các năm 1916, 1917, 1920, 1923, 1924, 1926, 1935, 1942, 1956, 1959, 1967, 1983, 1987, 1995, 2011
- Brazil: 9 lần vô địch vào các năm 1919, 1922, 1949, 1989, 1997, 1999, 2004, 2007, 2019
- Paraguay: 2 lần vô địch vào các năm 1953, 1979
- Chile: 2 lần vô địch vào các năm 2015, 2016
- Peru: 2 lần vô địch vào các năm 1939, 1975
- Colombia: 1 lần vô địch vào năm 2001
- Bolivia: 1 lần vô địch vào năm 1963
Trong lịch sử giải đấu, đã có tám trong số mười đội tuyển quốc gia CONMEBOL đã vô địch giải đấu ít nhất một lần, chỉ có Ecuador và Venezuela là chưa từng lên ngôi. Đối với những quốc gia không thuộc CONMEBOL tham dự giải đấu, Mexico đang là đội tuyển thi đấu thành công nhất với 2 lần giành ngôi á quân.
Về thành tích cá nhân, Uruguay đang là đội tuyển sở hữu nhiều giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu với 15 lần. Xếp thứ 2 là đội tuyển Argentina với 12 lần. Với danh hiệu Vua phá lưới, đội tuyển Argentina dẫn đầu với 19 cầu thủ, trong khi đó, Uruguay cũng xếp ở vị trí thứ 2 với 14 cầu thủ.
5. Những điểm đặc biệt của Copa America
5.1 Chất hoang dại của bóng đá Nam Mỹ
Mặc dù đã có tuổi đời hơn 100 năm, nhưng Copa America vẫn duy trì được những nét hoang dại nhất định của bóng đá Nam Mỹ. Nguyên nhân là bởi các cầu thủ Nam Mỹ hầu hết đều trưởng thành từ bóng đá đường phố. Do đó, khi bước vào bóng đá chuyên nghiệp, họ sẽ có nhiều tiểu xảo để qua mặt trọng tài, phạm lỗi thật kín hay thậm chí là khiêu khích cho đối phương mất bình tĩnh. Điều này đã được thể hiện rõ nhất ngay trong trận chung kết Copa America 2020 vừa qua. Trong trận đấu này, trọng tài đã phải rút ra đến 9 thẻ vàng cho cầu thủ mỗi bên, cùng với đó là hàng loạt pha bóng mang tính khiêu khích và triệt hạ.
5.2 Chu kỳ tổ chức không cố định
Không giống như Euro hay World Cup, lịch trình tổ chức Copa America của CONMEBOL diễn ra không đồng nhất xuyên suốt lịch sử giải đấu, đặc biệt là sau thời điểm Copa America 2015 diễn ra tại Chile. Chỉ 1 năm sau giải đấu này, CONMEBOL lại tổ chức Copa America ngay trong năm tiếp theo với mục đích kỷ niệm 100 năm tồn tại của giải đấu. Đây được xem là một “phiên bản đặc biệt” của Copa America và còn có riêng một chiếc cúp vô địch khác với mọi năm. Thậm chí, đội vô địch giải đấu này cũng sẽ không có suất dự FIFA Conference Cup.
Nếu không tính kỳ Copa America 2016 thì đúng theo chu kỳ 4 năm, Copa America lại tổ chức một lần nữa vào năm 2019. Tuy nhiên, CONMEBOL lại khiến người hâm mộ ngỡ ngàng khi quyết định tổ chức luôn Copa America vào năm 2020 để giải đấu được diễn ra trong năm chẵn nhằm cạnh tranh với Euro. Do đó, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, người hâm hộ đã được chứng kiến tới 4 kỳ Copa America khác nhau.
6. Bài hát tại các kỳ Copa America
Kể từ năm 2004, Copa América sẽ có những ca khúc và giai điệu được sử dụng chính thức nhằm khởi động sự kiện, cũng như đồng hành với các trận cầu trong suốt thời gian giải đấu diễn ra. Các bài hát này được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo hướng tới Copa America, đồng thời được xem là một thứ kỷ niệm cho mỗi kỳ tổ chức của giải đấu. Ngoài ra, bài hát còn mang lại sự nổi tiếng và độ phủ sóng toàn cầu cho ca sĩ thể hiện.
Tại Copa America 2024, ca khúc chính thức của giải mang tên Puntería và được trình diễn bởi ca sĩ Shakira. Với sự hợp tác cùng rapper Cardi B, bài hát này mang âm hưởng disco, pha trộn với âm hưởng pop hiện đại. Dưới đây sẽ là danh sách những ca khúc chính thức được lựa chọn tại các kỳ Copa America trước đó:
Copa America |
Tên bài hát |
Ngôn ngữ |
Ca sĩ |
2021 |
La Gozadera |
Tây Ban Nha |
Gente de Zona |
2019 |
Vibra Continente |
Tây Ban Nha |
Léo Santana & Karol G |
2016 |
Superstar |
Tiếng Anh Tây Ban Nha |
Pitbull Becky G |
2015 |
Al Sur del Mundo |
Tây Ban Nha |
Noche de Brujas |
2011 |
Creo en América |
Tây Ban Nha |
Diego Torres |
2007 |
Gol |
Tây Ban Nha |
Juan Carlos Luces |
2004 |
Más Allá de los Sueños |
Tây Ban Nha |
Gian Marco |
7. Thành tích của các đội tuyển tham dự Copa America
7.1 Đội vô địch:
- Argentina (15): 14 (1921*, 1925*, 1927, 1929*, 1937*, 1941, 1945, 1946*, 1947, 1955, 1957, 1959 (Argentina)*, 1991, 1993, 2021)
- Uruguay (15): (1916, 1917*, 1920, 1923*, 1924*, 1926, 1935, 1942*, 1956*, 1959 (Ecuador), 1967*, 1983, 1987, 1995*, 2011)
- Brazil (9): 9 (1919*, 1922*, 1949*, 1989*, 1997, 1999, 2004, 2007, 2019*)
- Paraguay (2): (1953, 1979)
- Chile (2): (2015*, 2016)
- Peru (2): (1939, 1975)
- Colombia: 2001*
- Bolivia: 1963*
7.2 Thành tích tốt nhất của các đội không vô địch từng lọt vào top 4:
- Mexico: Á quân (1993, 2001)
- Honduras: Hạng 3 (2001)
- Ecuador: Hạng 4 (1959 (Ecuador)*, 1993*)
- Mỹ: Hạng 4 (1995, 2016*)
- Venezuela: Hạng 4 (2011)
8. Bốc thăm chia bảng Copa America 2024
Ngày 8/12, Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ tổ chức bốc thăm chia bảng Copa America 2024, tại James L. Knight Center ở thành phố Miami, bang Florida, Mỹ với 16 đội bóng chia làm 4 bảng đấu. Đương kim vô địch Argentina vào bảng đấu "dễ thở", Brazil rơi vào bảng khó.
Theo đó, ĐKVĐ Argentina đã bắt được lá thăm nhẹ ký cho Copa America 2024 khi rơi vào bảng A với sự góp mặt của Peru, Chile và đội thắng của cặp đấu play-off vùng CONCACAF giữa Canada và Trinidad & Tobago. Hai đối thủ Nam Mỹ của họ đều đang có thành tích thi đấu khá tệ trong khi hai đội CONCACAF kia không thực sự khó nhằn.
Brazil rơi vào bảng D và sẽ phải coi chừng Colombia, đội vừa cách đây không lâu hạ chính Brazil ở vòng loại World Cup. Tuy nhiên 2 đội còn lại của bảng - Paraguay và đội thắng của cặp đấu Costa Rica - Honduras hứa hẹn vừa sức để đội đương kim Á quân đoạt vé.
Copa America 2024 dự kiến diễn ra từ ngày 20/6 đến ngày 12/7/2024 tại 14 sân vận động ở Mỹ. 16 đội bóng được chia thành 4 bảng để chọn ra 8 đội nhất nhì ở các bảng vào vòng knock-out. Các cặp đấu tứ kết sẽ được xác định theo kiểu Nhất bảng A gặp Nhì bảng B, Nhất bảng B gặp Nhì bảng A
9. Xem trực tiếp giải Copa America ở đâu ?
Website Chảo lửa TV, đơn vị cung cấp và phát trực tiếp bóng đá toàn bộ các trận đấu thuộc giải Copa America và các giải bóng đá nổi tiếng trên khắp châu lục. Hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên để theo dõi lịch thi đấu và kết quả thi đấu, cùng các bài tin tức nhận định thể thao mới nhất nhé.