Tham gia Na99 Top App

Liên hệ QC : [email protected]

CLB Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng quan về đội bóng mang tên Bác

Ngày đăng: 29/07/2024

Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh hay còn được biết đến với tên gọi Ho Chi Minh Club. Thành lập từ năm 1975, câu lạc bộ trải qua nhiều giai đoạn phát triển và tái thiết. Hiện nay câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là một đội bóng đá chuyên nghiệp thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và đang thi đấu tại giải V-League 1 (giải đấu cao nhất Việt Nam).


Hình ảnh các cầu thủ câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục trước khi ra sân

 

1. Lịch sử hình thành

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh ra đời ngày 1 tháng 11 năm 1975 với tên gọi đội bóng đá công nhân cảng Sài Gòn, tới ngày 22 tháng 1 năm 2009 câu lạc bộ chính thức đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh từ đó cho tới nay. Câu lạc bộ hiện thuộc sự quản lý của công ty cổ phần bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và có nhà tài trợ chính là Công ty thép Việt Nam.

2. Lịch sử phát triển qua từng giai đoạn

Từng là một thế lực của bóng đá Việt Nam những năm 80 ở thế kỷ trước nhưng sau nhiều năm trải qua bao thăng trầm, bóng đá Việt Nam ngày một phát triển và chuyên nghiệp hóa, xuất hiện nhiều đội bóng bóng có giàu tiềm lực về cả chuyên môn lẫn tài chính. Đội bóng với biệt danh Chiến Hạm Đỏ nay chỉ còn là hình bóng của mình trong quá khứ huy hoàng.

Thời kỳ đầu của đội bóng (1975 -1990)

Những năm đầu khi mới thành lập, câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng lớn ở sân chơi bóng đá tại miền Nam khi sở hữu những cái tên đình đám từng đá cho đội tuyển quốc gia cũ Việt Nam (chế độ cũ tại Việt Nam nay đã bị xóa bỏ). 

Giải đấu đầu tiên đội bóng tham dự là giải Cửu Long tổ chức năm 1976. Với một đội hình chất lượng khi đó câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là hạt giống của giải đấu, họ lập tức thể hiện sức mạnh của mình và dành giải Á quân ngay từ lần đầu đội bóng tham dự giải. Có được chức vô địch đầu tay, câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh càng thêm tự tin tham dự giải A1 thành phố Hồ Chí Minh và họ vô địch trong 2 năm liên tiếp 1978 và 1979. Lúc này, tiếng tăm của đội bóng đã lan rộng trên toàn quốc.

Năm 1980, đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 10 đội bóng đại diện khu vực miền Nam tham gia giải bóng đá A1 toàn quốc. Nhưng các cầu thủ chủ chốt của đội khi đó đã dần qua thời đỉnh cao phong độ nên đội bóng chỉ xếp hạng 6 mùa giải năm đó.

Những năm sau đó câu lạc bộ bắt đầu thay máu lực lượng. Đội bổ sung thêm nhiều cầu thủ trẻ tiềm năng kết hợp với những lão tướng dày dặn kinh nghiệm trong đội hình. Sự thay đổi nhân sự này giúp Thành phố Hồ Chí Minh có một diện mạo mới, thanh thoát hơn. Với sự kết hợp hài hòa giữa sức khỏe của cầu thủ trẻ, kinh nghiệm của những đàn anh, Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Phạm Huỳnh Tam Lang đã một mạch tiến tới chức chức vô địch năm 1986. Đây là chức vô địch toàn quốc đầu tiên của đội bóng mang tên Bác kể từ khi đội bóng thành lập.

Mùa giải 1987 đến 1990, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sử dụng đội hình đã khuynh đảo bóng đá Việt Nam mùa giải 1986, họ thi đấu và có những kết quả tốt tại giải vô địch toàn quốc nhưng họ không thể đem về phòng truyền thống câu lạc bộ thêm một chiếc Cup vô địch toàn quốc nào nữa.

Thời kỳ huy hoàng (1991-2007)

Từ năm 1991 cho tới 2004 được xem là thời kỳ huy hoàng nhất của đội bóng mang tên Bác khi những những thành tích, danh hiệu của đội bóng đều đến chủ yếu trong giai đoạn này.

Thời kỳ đầu những năm 90 do ảnh hưởng kinh tế nên nhiều đội bóng ở miền Bắc đã giải thể. Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh và các đội bóng khác ở miền Nam ngay lập tức nắm bắt cơ hội thích nghi nhanh chóng với thời kỳ mới của bóng đá Việt Nam.

Mùa giải 1994, Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu xuất sắc tại giải vô địch toàn quốc. Họ đánh bại thế lực của bóng đá miền Bắc khi đó là câu lạc bộ quân đội với tỉ số tối thiểu 1-0 ở trận bán kết. Trận chung kết câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đánh bại đội bóng cùng thành phố là câu lạc bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh với tỉ số 2-0 qua đó có lần thứ 2 lên ngôi tại giải vô địch toàn quốc.

Tiếp đà hưng phấn. Mùa giải 1995 thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thị uy sức mạnh của mình khi lọt tới trận chung kết nhánh thắng gặp lại câu lạc bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng họ đã để thua và phải xuống đá ở trận chung kết nhánh thua gặp câu lạc bộ Thừa Thiên Huế, trận đấu này câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã thất thủ với tỉ số 0-2 ngậm ngùi dành vị trí thứ 3 mùa giải đó.

Mùa giải 1997, với phong độ xuất sắc và ổn định suốt mùa giải, Thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc đua hấp dẫn với Sông Lam Nghệ An khi đội bóng giành được 37 điểm sau 22 trận đấu, hơn câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An 1 điểm và chính thức lên ngôi vô địch đầy kịch tính mùa giải năm đó. Những năm đó, nhiều cầu thủ Thành phố Hồ Chí Minh với phong độ xuất sắc đã được gọi triệu tập lên đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Mùa giải 2002, sau nửa đầu mùa giải bám đuổi Sông Lam Nghệ An, câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt lấy cơ hội leo lên vị trí đầu bảng sau khi Sông Lam Nghệ An nhận thất bại trước Thừa Thiên Huế ở vòng đấu thứ 12. Kể từ vòng đấu đó Thành phố Hồ Chí Minh không cho Sông Lam Nghệ An một cơ hội để sửa chữa sai lầm và hiên ngang tiến tới vô địch mùa giải đó. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng chức vô địch đó của đội quân Chiến Hạm Đỏ không bộc sức mạnh đích thực mà chỉ là kết quả của quá trình quá độ của nền bóng đá Việt Nam khi các đội đùn đẩy nhau chiếc Cup vô địch, để rồi chứng kiến sự xuất hiện mới gọi là bóng đá doanh nghiệp. Điều này khiến đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh hy hữu bị đẩy xuống hạng ngay mùa giải sau đó khi vẫn còn đang là đương kim vô địch của giải đấu.

Mùa giải 2004 Thành phố Hồ Chí Minh bị đẩy xuống chơi tại giải hạng nhất. Họ lập tức thể hiện sức mạnh của một nhà vô địch quốc gia khi càn quét tất cả đối thủ ở giải đấu và lên ngôi vô địch mùa giải 2004, chính thức trở lại V-League sau một mùa vắng bóng.

Sau chức vô địch giải hạng nhất mùa giải 2004, câu lạc bộ thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giai đoạn thoái trào, đi xuống khi những mùa giải sau đó họ không cạnh tranh được với với những câu lạc bộ top đầu V-League. Họ thường đứng ở vị trí nửa dưới bảng xếp hạng và phải cạnh tranh cho xuất trụ hạng.

Giai đoạn suy thoái của đội bóng Thành phố Hồ Chí Minh (2008-2012)

Cuối năm 2008, lãnh đạo Cảng Sài Gòn tuyên bố không còn đủ kinh phí để duy trì đội bóng. Ban lãnh đạo câu lạc bộ quyết định đổi tên câu lạc bộ để hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp. Với sự đồng ý chuyển phiên hiệu của đơn vị chủ quản câu lạc bộ là Công ty TNHH bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh và liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh giúp đội bóng nhận được 15 tỷ đồng để đầu tư cho chính câu lạc bộ. Việc thay đổi phiên hiệu đã gây ra sự tranh cãi và tiếc nuối của người hâm mộ Chiến Hạm Đỏ.

Sự biến động trong câu lạc bộ cuối năm 2008 là một phần nguyên nhân khiến đội bóng mang tên Bác thi đấu bết bát ở mùa giải 2009 khi chỉ giành được 29 điểm sau 26 trận đấu và phải xuống hạng chơi ở giải hạng nhất.

Từ mùa giải 2010 đến 2012, câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã không còn là chính mình trước đây khi liên tiếp có những kết quả đáng buồn tại giải hạng nhất. Đỉnh điểm là mùa giải 2012, đội bóng chỉ giành được vỏn vẹn 23 điểm sau 26 trận đấu, đứng vị trí bét bảng và bị đẩy xuống chơi tại giải hạng nhì. Người hâm mộ đội bóng tiếc nuối, đau xót cho đội bóng con cưng của mình khi họ từng là niềm kiêu hãnh của khu vực bóng đá miền Nam mà giờ đây phải xuống chơi tại giải hạng nhì Việt Nam.

Hành trình quay trở lại V-League (2013-2016)

Những thất bại liên tiếp khiến Thành phố Hồ Chí Minh rơi xuống giải hạng nhì thì ở mùa giải 2013, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Đoàn Minh Xương, đội quân Chiến Hạm Đỏ đã thi đấu quyết tâm, nỗ lực và có được tấm vé lên giải hạng nhất sau khi đánh bại câu lạc bộ Đắc Lắc ở trận tranh vé vớt với tỉ số 1-0.

Dù có được tấm vé lên hạng nhưng câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang rơi vào khó khăn khi không tìm được nhà tài trợ mới cho đội bóng và đội hình của họ đang có sự chuyển giao khi thành phần chủ yếu của câu lạc bộ là những cầu thủ trẻ vừa được đôn lên. Nhận thức được tình hình lúc này nên đội bóng cũng chỉ đặt mục tiêu trụ hạng ở hai mùa giải kế tiếp.

Mùa giải 2016, sau khi nhận được sự đầu tư của ông Trần Anh Tú (chủ tịch tập đoàn Thái Sơn Nam), câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã bổ sung lực lượng với những bản hợp đồng như Hà Đức Chinh, Doãn Ngọc Tân,... Bước vào mùa giải với lực lượng chất lượng, đội bóng Chiến Hạm Đỏ đặt mục tiêu không gì khác ngoài tấm vé lên chơi tại V-League. Đội bóng đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu lên ngôi vô địch giải hạng nhất và chính thức quay trở lại V-League sau 8 năm vắng bóng.


Hình ảnh câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh vô địch giải hạng nhất 2016

Sự trở lại của Chiến Hạm Đỏ ( 2017-2020)

Mùa giải 2017, mùa giải đầu quay trở lại V-League nên câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa bắt nhịp được với giải đấu. Kết thúc mùa giải họ đứng ở vị trí thứ 12 trên 14 đội tham dự, một sự trở lại đầy khó khăn và rất nhiều thứ cần cải thiện của đội bóng.

Mùa giải 2018, câu lạc bộ bổ nhiệm ông Toshiya Miura làm huấn luyện viên trưởng của đội bóng. Mùa giải đó Thành phố Hồ Chí Minh phải cạnh tranh cho một suất trụ hạng, có những thời điểm họ nằm ở vị trí cầm đèn đỏ nhưng kết thúc mùa giải đó đội bóng vẫn may mắn thoát khỏi cảnh xuống hạng khi đứng ở vị trí thứ 12 xếp trên đúng 2 đội xuống hạng ở mùa giải đó. Huấn luyện viên Miura cũng ra đi sau một mùa giải không thành công với đội bóng.

Mùa giải 2019, ông Chung Hae Seong lên ngồi vị trí thuyền trưởng của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người nghi ngờ về năng lực của ông nhưng ông đã tạo nên bất ngờ khi đưa đội bóng mang tên Bác cạnh tranh chức vô địch với câu lạc bộ Hà Nội. Phần lớn mùa giải đó Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí số 1 bảng xếp hạng nhưng họ lại để sẩy chân ở những vòng đấu cuối mùa giải, Hà Nội nắm lấy cơ hội vượt lên và dành chức vô địch. Dù ngậm ngùi dành giải Á quân nhưng đó là một mùa giải xuất sắc với câu lạc bộ khi lâu lắm rồi họ mới có cảm giác gần với chiếc cup vô địch V-League đến vậy.

Mùa giải 2020, câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh tích cực trong thị trường chuyển nhượng. Họ mượn thành công Nguyễn Công Phượng và nhiều bản hợp đồng chất lượng khác nhằm hướng đến chức vô địch V-League. Mùa giải đó Thành phố Hồ Chí Minh không đạt được mục tiêu vô địch nhưng họ vẫn là một đội bóng cạnh tranh cho chức vô địch năm đó.

Cuộc đua trụ hạng (2021-2023)

Năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid19, V-League đã nhiều lúc bị hoãn lại khiến phong độ của các đội bóng bị ảnh hưởng. Sau cùng giải đấu đã phải hủy bỏ do dịch bệnh, Thành phố Hồ Chí Minh mùa giải đó thể hiện không tốt khi chỉ đứng thứ 11 trên tổng số 12 đội trước khi giải đấu bị hủy bỏ.

Mùa giải 2022, câu lạc bộ có thay đổi về mặt nhân sự khi sa thải huấn luyện viên Polking và bổ nhiệm ông Trần Minh Chiến lên vị trí huấn luyện viên trưởng. Đội bóng cũng cố gắng đưa về những cầu thủ chất lượng như Quế Ngọc Hải, Adriano Schmidt,... Nhưng không thành công. Mùa giải đó Thành phố Hồ Chí Minh cán đích ở vị trí thứ 9, chỉ hơn đội xuống hạng là Sài Gòn 3 điểm.

Mùa giải 2023, các cầu thủ Chiến Hạm Đỏ tiếp tục gây thất vọng khi thi đấu bết bát với 11 trận thua và là đội bóng bị thủng lưới nhiều nhất giải với 32 bàn. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ thoát khỏi cảnh xuống hạng khi xếp trên câu lạc bộ SHB Đà Nẵng 1 điểm. 

Giai đoạn 2024-nay

Trước mùa giải 2024 câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh chia tay nhiều công thần trong đội như Hoàng Vũ Samson, Huỳnh Tấn Tài, Nguyễn Thanh Thắng,.. Đội bóng cũng có sự thay đổi ở băng ghế huấn luyện khi sa thải huấn luyện viên Vũ Tiến Thành sau bất đồng với câu lạc bộ và đưa ông Phùng Thanh Phương lên làm huấn luyện viên tạm quyền. Mùa giải 2024 Thành phố Hồ Chí Minh do ông Phùng Thanh Phương dẫn dắt đã thi đấu khởi sắc và nằm trong nhóm đội bóng cạnh tranh cho chức vô địch. Với thành tích đứng ở vị trí thứ 4 ở mùa giải vừa rồi ông Phùng Thanh Phương được câu lạc bộ tin tưởng và tiếp tục dẫn dắt đội bóng với cương vị huấn luyện viên trưởng.

3. Phong cách chơi bóng

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh được biết tới là một đội bóng máu lửa trên sân bóng. Các cầu thủ trong đội mỗi khi ra sân luôn nhiệt huyết và khát khao chiến thắng. Do vậy không ít lần Thành phố Hồ Chí Minh bị các đội V-League tố cáo với lối rắn, thô bạo.

Đội bóng mang tên Bác lựa chọn một lối chơi trực diện. Các cầu thủ không ngừng áp sát tạo áp lực lên đối phương. Lối đá này yêu cầu sự nhanh nhẹn của các cầu thủ phải chuyền bóng nhanh chóng, tận dụng khoảng trống để tạo ra những pha phối hợp chính xác mở ra cơ hội ghi bàn. Thể lực cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến thuật này khi các cầu thủ luôn phải di chuyển, tạo áp lực và các tình huống tranh chấp quyết liệt ở những điểm nóng trên sân nhằm không cho đối phương tiếp cận khung thành đội nhà.

4. Sân vận động

Sân nhà của đội bóng Chiến Hạm Đỏ là sân vận động Thống Nhất ( số 138 Đào Duy Từ, phường 6, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh), sân bóng có sức chứa khoảng 15000 chỗ ngồi. Sân vận đông Thống Nhất trước đây là sân vận động hiện đại và có sức chứa lớn nhất cả nước cho đến khi sân vận đông quốc gia Mỹ Đình ra đời vào năm 2003. 


Sân vận động Thống Nhất (sân nhà câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

Năm 2017, câu lạc bộ có những sửa chữa, nâng cấp đáng kể cho sân bóng khi lắp đặt hàng ghế mới cho khán đài B, C, D và ghế VIP cho khán đài A. Cabin huấn luyện và phòng thay đồ cũng được đội bóng nâng cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu.

Mặt cỏ sân vận động Thống Nhất cũng được đánh giá là một trong những mặt cỏ đẹp nhất tại Việt Nam. Năm 2019, câu lạc bộ thay mới mặt cỏ bằng cỏ lá kim với chi phí gần 7 tỷ đồng cùng với đội ngũ chăm sóc chu đáo giúp các cầu thủ tự tin và có cảm giác bóng tốt nhất mỗi khi được thi đấu trên sân nhà. Hiện nay sân Thống Nhất được đánh giá là một trong những sân vận động có chất lượng tốt nhất Việt Nam

5. Hội cổ động viên

Hội cổ động viên câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh được xem là đông đảo và nhiệt huyết nhất tại miền Nam. Họ được coi như cầu thủ thứ 12 của đội bóng mỗi khi được thi đấu tại sân Thống Nhất.


Hội cổ động viên câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Các cổ động viên đã luôn đồng hành với đội bóng qua các giai đoạn vui, buồn, khó khăn nhất của đội bóng. Họ đồng hành từ thời Cảng Sài Gòn tung hoành khắp bản đồ bóng đá Việt Nam, những giai đoạn câu lạc bộ khó khăn phía sau lưng vẫn còn có các cổ động viên là liều thuốc tinh thần để vực dậy câu lạc bộ, họ là những con người yêu bóng đá cuồng nhiệt, yêu bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, là lý do để các cầu thủ dưới sân quyết tâm, nỗ lực chạy theo trái bóng mang về những danh hiệu như một lời cảm ơn đối với cầu thủ thứ 12 của đội bóng.

6. Hoạt động chuyển nhượng và công tác đào tạo trẻ

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây được xem là đại gia trên thị trường chuyển nhượng. Họ sẵn sàng xuống tiền mua những bản hợp đồng chất lượng để bổ sung lực lượng như Công Phượng, Hoàng Vũ Samson, Võ Huy Toàn,... Họ có tham vọng muốn biến Thành phố Hồ Chí Minh thành một tập thể toàn sao khi cố chiêu mộ những cầu thủ hàng đầu Việt Nam như Quế Ngọc Hải, Adriano Schmidt,... Nhưng bất thành.

Dù được xem là một “gã nhà giàu” nhưng công tác đào tạo trẻ cũng được đội bóng trú trọng. Những năm trước đây và đến tận bây giờ đội bóng luôn có chủ trương sử dụng những cầu thủ gà nhà được đào tạo từ đội trẻ. Câu lạc bộ cho rằng chính những con người sinh trưởng tại đây sẽ hiểu được giá trị, tinh thần đội bóng. Lối chơi có thể khác nhau ở mỗi thời kỳ nhưng tinh thần chiến đấu, sự nhiệt huyết là thứ không được thay đổi. Đó là lý do họ đưa những cầu thủ trẻ lên làm nòng cốt của đội bóng.

7. Đội bóng kình địch

CLB Hà Nội

Là hai thành phố lớn nhất cả nước nên tính chất trận đấu giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trở nên căng thẳng hơn với những pha bóng ác liệt điển hình như cú vào bóng bằng gầm giày của Ngô Hoàng Thịnh khiến Đỗ Hùng Dũng gãy chân và phải rời xa sân cỏ một thời gian khá dài, hay nhưng tình huống gây tranh cãi của trọng tài gây xung đột giữa hai bên, đỉnh điểm là trận đấu năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh bị từ chối 2 quả phạt đền, dẫn đến thất bại trước Hà Nội.

CLB Becamex Bình Dương

Cả 2 câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh và Becamex Bình Dương đều là đội bóng đại diện phía Nam tham dự V-League. Cuộc đối đầu giữa hai đội được coi là derby Đông Nam Bộ, trận đấu giữa hai đội luôn diễn ra rất kịch tính và nảy lửa, cả 2 đều muốn chứng minh mình là đội bóng mạnh nhất khu vực miền Nam. Đỉnh điểm là mùa giải 2023, hai đội chạm trán nhau cho một suất trụ hạng, trận đấu đó có nhiều các tình huống va chạm trên mức cần thiết của hai đội, trọng tài cũng phải rút thẻ phạt liên tục để giảm những cái đầu nóng của cầu thủ đôi bên.

8.Trang phục và logo đội bóng

Trang phục thi đấu của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh có màu đỏ làm chủ đạo, trên ngực trái là logo của đội bóng, phía ngực phải và dưới bụng để tên nhà tài trợ của đội bóng. Năm nay trang phục của câu lạc bộ có thêm những nét xanh trắng tô điểm làm nổi bật chiếc áo đấu của đội bóng mang tên Bác.


Áo thi đấu sân nhà của câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Logo của Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh có thiết kế hình tròn với màu chủ đạo là đỏ và trắng. Vòng ngoài của logo có chữ viết bằng màu trắng trên nền đỏ, ghi “HO CHI MINH CITY FOOTBALL CLUB.” Bên trong vòng này, có một ngôi sao màu trắng ở phía trên. Dưới ngôi sao, có biểu tượng bao gồm hình ảnh một chiếc chiến hạm với lá cờ trên đỉnh, giống như một công trình chính phủ hoặc lịch sử. Đó là lý do biệt danh của câu lạc bộ là Chiến Hạm Đỏ.


Logo câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiều lần thay đổi logo trong quá khứ. Đây là những logo đội bóng sử dụng qua từng giai đoạn khác nhau:


Logo câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn

9. Danh hiệu và thành tích

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những câu lạc bộ giàu thành tích nhất tại Việt Nam. Dưới đây là những danh hiệu mà họ đạt được trong suốt lịch sử câu lạc bộ.

Giải quốc gia

V-League 1:

  • Vô địch (4): 1986, 1994, 1997, 2002

  • Á quân (1): 2019

  • Hạng 3 (3): 1985,1990,1995

 

Cup quốc gia:

  • Vô địch (2): 1992, 2000

  • Á quân (3): 1994, 1996, 1997

 

Cup Cửu Long:

  • Vô địch (1): 1977

 

V-League 2:

  • Vô địch (2): 2004, 2016

  • Hạng 3 (1): 2015

Các giải khác

Cup BTV:

  • Vô địch (1): 2000

  • Á quân (1): 2001

Bình luận