ASEAN Cup là gì? Tìm hiểu lịch sử, đặc điểm của giải đấu Cup Đông Nam Á
Ngày đăng: 14/11/2024
- 1. ASEAN Cup là gì?
- 2. Lịch sử ra đời và phát triển ASEAN Cup
- 2.1 Tên gọi Tiger Cup (1996-2004)
- 2.2 AFF Cup (2007-2024)
- 2.3 ASEAN Cup (hiện tại)
- 4. Thể thức thi đấu ASEAN Cup
- 5. Tần suất tổ chức
- 6. Đặc điểm chiếc cup ASEAN Cup
- 7. Thành tích của các đội qua các thời kỳ ASEAN Cup
- 8. Thành tích của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup
- 9. Xem trực tiếp ASEAN Cup ở đâu?
- 10. Câu hỏi thường gặp về ASEAN Cup
ASEAN Cup, hay còn gọi là Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, là giải đấu bóng đá danh giá nhất khu vực, nơi quy tụ những đội tuyển mạnh nhất Đông Nam Á tranh tài. Được tổ chức hai năm một lần, ASEAN Cup không chỉ là sân chơi thể thao, mà còn là niềm tự hào và biểu tượng của sự đoàn kết trong khu vực. Cùng Chảo Lửa TV tìm hiểu về ASEAN Cup, từ lịch sử hình thành, các đội tuyển tham dự, cho đến những dấu ấn khó quên trong lòng người hâm mộ.
1. ASEAN Cup là gì?
ASEAN Cup, viết tắt của "ASEAN Football Federation Championship," là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á do Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Giải đấu này ra đời nhằm tạo ra sân chơi cạnh tranh cho các đội tuyển quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN Cup, ban đầu có tên gọi là Tiger Cup (từ năm 1996 đến 2004) và AFF Cup (2004-2024) sau đó đổi tên thành ASEAN Cup như hiện tại đã trở thành một sự kiện thể thao quan trọng, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ bóng đá trong khu vực.
Giải đấu được tổ chức hai năm một lần và quy tụ các đội tuyển mạnh nhất của Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và các nước khác. Qua các kỳ tổ chức, ASEAN Cup không chỉ là nơi các đội bóng phô diễn kỹ năng và chiến thuật mà còn là dịp để người hâm mộ thể hiện tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là giải đấu đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, những cuộc đối đầu nảy lửa và sự phát triển vượt bậc của bóng đá Đông Nam Á.
Chiếc cup ASEAN phiên bản mới nhất
2. Lịch sử ra đời và phát triển ASEAN Cup
2.1 Tên gọi Tiger Cup (1996-2004)
Năm 1996, giải đấu lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore với tên gọi Tiger Cup (tên nhà tài trợ), với sự tham gia của 10 đội tuyển quốc gia trong khu vực. Thái Lan trở thành nhà vô địch đầu tiên khi đánh bại Malaysia 1-0 trong trận chung kết.
Năm 1998, Tiger Cup lần thứ hai diễn ra tại Việt Nam, tuyển Việt Nam xuất sắc vào chơi ở trận chung kết nhưng đã thất bại trước Singapore với tỉ số 0-1. Năm 2000, nước chủ nhà Thái Lan đã dành chức vô địch khi đánh bại Indonesia với tỉ số 4-1. Năm 2002, Thái Lan bảo vệ thành công chức vô địch khi tiếp tục đánh bại Indonesia trên loạt sút luân lưu qua đó vô địch lần thứ 3 trong 4 kỳ tham dự.
Năm 2004 là kỳ Tiger Cup cuối cùng, với Singapore dành chức vô địch lần thứ hai trong lịch sử. Sau đó, giải đấu đổi tên thành ASEAN Cup bắt đầu từ năm 2007.
2.2 AFF Cup (2007-2024)
Năm 2004, nhà tài trợ bia Tiger rút lui không tài trợ giải đấu nữa thì giải đấu đã để tên đơn giản là AFF Cup, do không có nhà tài trợ và giải đấu lùi lại 1 năm sang năm 2007, tại năm đó Singapore bảo vệ ngôi vô địch của mình bằng chiến thắng với tổng tỉ số 3-2 trước Thái Lan sau 2 lượt trận. Năm 2008, hãng oto của Nhật Bản Suzuki mua bản quyền đặt tên cho giải đấu thành AFF Suzuki Cup, ngay năm đó tuyển Việt Nam đã có lần đầu tiên vô địch giải đấu sau chiến thắng 3-2 trước Thái Lan trong 2 lượt trận. Năm 2010, tới lượt Malaysia hưởng được niềm vui chiến thắng đầu tiên tại giải đấu khi đánh bại Indonesia 4-2 2 lượt trận đi và về.
Năm 2012, Singapore đã lên ngôi vô địch lần thứ 4 khi đánh bại Thái Lan và trở thành quốc gia có số lần vô địch Đông Nam Á nhiều nhất (sau này Thái Lan vượt lên). Năm 2014, Thái Lan trở lại mạnh mẽ với chức vô địch lần thứ tư, sau khi vượt qua Malaysia trong trận chung kết với tổng tỷ số 4-3. Năm 2016, Thái Lan tiếp tục khẳng định sức mạnh khi bảo vệ thành công ngôi vô địch, lần thứ hai liên tiếp vô địch AFF Cup và nâng tổng số danh hiệu lên con số 5, kỷ lục của giải đấu.
Năm 2018, Việt Nam một lần nữa bước lên đỉnh cao khi giành chức vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi, đánh bại Malaysia với tổng tỷ số 3-2 trong hai lượt trận chung kết. Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam đã trình diễn một lối chơi thuyết phục và trở thành niềm tự hào lớn của bóng đá Việt Nam. Năm 2021, giải đấu bị hoãn do đại dịch COVID-19, và Thái Lan lại giành chức vô địch, lần thứ 6 trong lịch sử, khi đánh bại Indonesia trong trận chung kết với tổng tỷ số 6-2 và đây là giải đấu cuối cùng có tên gọi là AFF Suzuki Cup.
Vào ngày 23/5/2022, AFF đã công bố một thỏa thuận tài trợ danh hiệu mới với công ty Mitsubishi Electric của Nhật Bản và giải đấu được đổi tên thành AFF Mitsubishi Electric Cup bắt đầu từ giải đấu năm 2022, Cùng năm đó Thái Lan tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với chức vô địch thứ bảy khi đánh bại Việt Nam 3-2 sau 2 lượt đi và về.
Thái Lan đang là nhà đương kim vô địch của giải
2.3 ASEAN Cup (hiện tại)
Vào ngày 29/02/2024 quyết định đổi tên giải đấu vô địch Đông Nam Á được thông qua, đánh dấu lần thứ 3 đổi tên. Từ năm 2024 trở đi, không còn cái tên AFF Cup xuất hiện mà thay vào đó là ASEAN Cup. AFF Cup đã được đổi tên thành "ASEAN Cup" để nhấn mạnh sự đoàn kết và bản sắc của khu vực Đông Nam Á. Việc đổi tên này được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) công bố cùng với nhà tài trợ chính Mitsubishi Electric. Tên gọi mới cùng logo được thiết kế nhằm phản ánh rõ hơn về tinh thần cộng đồng của các quốc gia ASEAN, gắn kết 12 liên đoàn thành viên dưới một biểu tượng chung về niềm tự hào khu vực. Logo mới còn sử dụng các biểu tượng thể hiện văn hóa ASEAN, như hình mẫu đan chéo của lúa gạo, và được phối màu từ các lá cờ của nhiều quốc gia ASEAN
4. Thể thức thi đấu ASEAN Cup
Thể thức thi đấu của ASEAN Cup đã trải qua nhiều thay đổi qua các kỳ tổ chức để phù hợp với sự phát triển của giải đấu và tạo ra những trận đấu hấp dẫn cho người hâm mộ. Trước khi diễn ra vòng bảng, một số đội tuyển có thứ hạng thấp trong khu vực sẽ tham gia vòng loại để giành quyền vào vòng bảng. Tuy nhiên, không phải kỳ ASEAN Cup nào cũng có vòng loại, tùy thuộc vào số lượng đội tuyển đăng ký tham dự. Thường Timor Leste và Brunei sẽ là 2 đội cạnh tranh tấm vé thứ 10 tham dự giải đấu.
Vòng bảng
Thông thường, ASEAN Cup có 10 đội tuyển quốc gia tham gia, được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 5 đội. Các đội thi đấu vòng tròn một lượt trong bảng, nghĩa là mỗi đội sẽ gặp 4 đối thủ còn lại thường thì có 2 nước làm chủ cho mỗi bảng đấu.
ASEAN Cup 2018, thể thức thi đấu có sự thay đổi đáng kể khi mỗi đội sẽ thi đấu 2 trận trên sân nhà và 2 trận trên sân khách, tạo điều kiện cho người hâm mộ của các quốc gia được cổ vũ trực tiếp tại sân nhà.
Tiêu chí xếp hạng:
Các đội được xếp hạng trong bảng dựa trên các tiêu chí:
- Điểm số.
- Hiệu số bàn thắng thua.
- Số bàn thắng ghi được.
- Đối đầu trực tiếp giữa các đội có cùng điểm.
Nếu vẫn hòa, các tiêu chí khác như đá luân lưu (trong trường hợp chỉ có 2 đội liên quan và gặp nhau ở trận cuối cùng) hoặc bốc thăm sẽ được áp dụng.
Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành quyền vào vòng bán kết.
Vòng bán kết:
Các trận bán kết diễn ra theo thể thức loại trực tiếp, gồm 2 lượt đi và về (mỗi đội sẽ có một trận trên sân nhà và một trận trên sân khách).: Đội có tổng tỷ số cao hơn sau 2 lượt trận sẽ giành quyền vào chung kết. Nếu tổng tỷ số hòa, luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng. Nếu vẫn hòa, sẽ có hiệp phụ và sau đó là loạt sút luân lưu nếu cần.
Trận tranh hạng 3:
Hai đội thua ở bán kết sẽ thi đấu trận tranh hạng 3, trước năm 2007, giải đấu luôn xuất hiện các trận đấu tranh hạng 3, còn từ năm đó các trận đấu hạng 3 đã được hủy và trao đồng hạng 3 cho cả 2 đội.
Trận chung kết:
Trận chung kết cũng diễn ra theo thể thức 2 lượt đi và về, tương tự như vòng bán kết. Đội có tổng tỷ số cao hơn sau 2 lượt trận sẽ giành chức vô địch. Nếu tổng tỷ số hòa, luật bàn thắng sân khách, hiệp phụ và loạt sút luân lưu sẽ được áp dụng để xác định đội vô địch.
5. Tần suất tổ chức
ASEAN Cup được tổ chức theo chu kỳ 2 năm một lần. Kể từ lần đầu tiên diễn ra vào năm 1996, giải đấu đã duy trì tần suất này, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt:
- 1996-2020: ASEAN Cup diễn ra đều đặn hai năm một lần. Giải đấu được tổ chức vào các năm chẵn (ví dụ: 1996, 1998, 2000, 2002, v.v.).
- 2020 (ASEAN Cup 2020): Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ASEAN Cup 2020 đã bị hoãn và được tổ chức vào cuối năm 2021, nhưng vẫn được gọi là ASEAN Cup 2020.
- Từ 2022 trở đi: Sau ASEAN Cup 2020, giải đấu quay trở lại với chu kỳ hai năm một lần, được tổ chức vào các năm chẵn (ví dụ: ASEAN Cup 2022).
Tần suất tổ chức này giúp giải đấu duy trì được sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm liên tục từ người hâm mộ bóng đá trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời tạo ra cơ hội để các đội tuyển quốc gia chuẩn bị và phát triển đội hình một cách bài bản giữa các kỳ giải.
6. Đặc điểm chiếc cup ASEAN Cup
Chiếc cúp ASEAN Cup là biểu tượng cao quý của bóng đá Đông Nam Á, được trao cho đội tuyển quốc gia vô địch giải đấu. Chiếc cúp này không chỉ là phần thưởng cho đội chiến thắng mà còn là niềm tự hào của cả một quốc gia, đại diện cho vinh quang và sức mạnh của bóng đá nước nhà. Chiếc cúp ASEAN Cup có thiết kế tinh xảo, được chế tác bằng kim loại quý với màu vàng chủ đạo, tượng trưng cho vinh quang và chiến thắng. Hình dáng của cúp khá truyền thống, với hai tay cầm ở hai bên, và phần thân cúp được chạm khắc tỉ mỉ, mang đến vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp. Cúp AFF có kích thước lớn, đủ để gây ấn tượng mạnh mẽ khi được nâng cao bởi đội vô địch. Chiếc cúp mang tính biểu tượng và được thiết kế để tôn vinh những nỗ lực của đội tuyển chiến thắng.
Các phiên bản của cúp:
Tiger Cup (1996-2004): Trong giai đoạn đầu tiên của giải đấu, chiếc cúp mang tên Tiger Cup để phù hợp với tên gọi của giải. Cúp Tiger có thiết kế khác biệt so với phiên bản ASEAN Cup hiện nay, nhưng vẫn giữ được tinh thần tôn vinh nhà vô địch.
Hình ảnh cup Tiger gắn liền với thương hiệu Tiger
ASEAN Cup (2007-nay): Khi giải đấu đổi tên thành ASEAN Cup, chiếc cúp cũng được làm mới với thiết kế hiện đại hơn, phản ánh tầm vóc và uy tín ngày càng cao của giải đấu. Chiếc cúp hiện tại có kiểu dáng thanh lịch, thể hiện sự thăng hoa của bóng đá Đông Nam Á.
Hình ảnh chiếc cup hiện tại của ASEAN Cup
Được nâng cao chiếc cúp ASEAN Cup là niềm tự hào lớn lao của bất kỳ đội tuyển quốc gia nào, bởi đó là minh chứng cho những nỗ lực và thành công trong suốt hành trình gian nan tại giải đấu. Cúp ASEAN Cup không chỉ là vật phẩm trang trí mà còn mang giá trị lịch sử, lưu giữ những khoảnh khắc vinh quang của các đội tuyển quốc gia khi chinh phục giải đấu.
7. Thành tích của các đội qua các thời kỳ ASEAN Cup
Tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan vẫn là quốc gia có số lần vô địch Đông Nam Á nhiều lần nhất với 7 chức vô địch, theo sau đó là Singapore với 4 lần, Việt Nam 2 lần và Malaysia 1 lần là những đội đã từng vô địch.
Năm |
Nước chủ nhà vòng bảng |
Đội vô địch |
Á quân |
Hạng 3 |
1996 |
Singapore |
Thái Lan |
Malaysia |
Việt Nam |
1998 |
Việt Nam |
Singapore |
Việt Nam |
Indonesia |
2000 |
Thái Lan |
Thái Lan |
Indonesia |
Malaysia |
2002 |
Indonesia và Singapore |
Thái Lan |
Indonesia |
Việt Nam |
2004 |
Malaysia và Việt Nam |
Singapore |
Indonesia |
Malaysia |
2007 |
Singapore và Thái Lan |
Singapore |
Thái Lan |
Malaysia và Việt Nam |
2008 |
Indonesia và Thái Lan |
Việt Nam |
Thái Lan |
Indonesia và Singapore |
2010 |
Indonesia và Việt Nam |
Malaysia |
Indonesia |
Philippines và Việt Nam |
2012 |
Malaysia và Thái Lan |
Singapore |
Thái Lan |
Philippines và Malaysia |
2014 |
Singapore và Việt Nam |
Thía Lan |
Malaysia |
Philippines và Việt Nam |
2016 |
Philippines và Myanmar |
Thái Lan |
Indonesia |
Myanmar và Việt Nam |
2018 |
Không chủ nhà nào cụ thể |
Việt Nam |
Malaysia |
Philippines và Thái Lan |
2021 |
Singapore |
Thái Lan |
Indonesia |
Singapore và Việt Nam |
2022 |
Không chủ nhà |
Thái Lan |
Việt Nam |
Indonesia |
8. Thành tích của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup
Năm 1998, Đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên tiến vào trận chung kết ASEAN Cup (khi đó còn được gọi là Tiger Cup) và giành vị trí á quân sau khi thua Singapore 0-1 trong trận chung kết. Đây là bước ngoặt đầu tiên, đánh dấu sự trỗi dậy của bóng đá Việt Nam trong khu vực.
Năm 2008, Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup lần đầu tiên trong lịch sử. Dưới sự dẫn dắt của HLV Henrique Calisto, đội tuyển Việt Nam đã vượt qua Thái Lan với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận chung kết. Chiến thắng này đã tạo ra một cơn sốt bóng đá tại Việt Nam và khẳng định sức mạnh của đội tuyển trên đấu trường khu vực.
Năm 2018, sau 10 năm chờ đợi, đội tuyển Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, lần thứ hai đăng quang tại ASEAN Cup. Việt Nam đã đánh bại Malaysia với tổng tỷ số 3-2 sau hai lượt trận chung kết. Thành tích này không chỉ khẳng định sự trở lại mạnh mẽ của bóng đá Việt Nam mà còn đặt nền tảng cho những thành công lớn sau đó trên đấu trường châu lục.
Năm 2022, tuyển Việt Nam tiếp tục vào chung kết dưới thời HLV Park Hang Seo nhưng đã thất bại trước Thái Lan, sau đó HLV người Hàn Quốc cũng đã chia tay đội tuyển để lại tiếc nuối cho người hâm mộ.
Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2018
9. Xem trực tiếp ASEAN Cup ở đâu?
Chảo Lửa TV là website phát sóng bóng đá miễn phí hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi phát trực tiếp toàn bộ các trận đấu tại ASEAN Cup, các giải đấu quốc tế và cấp độ câu lạc bộ.
Ngoài ra là những nhận định trận đấu đầy đủ chính xác nhất, lịch thi đấu được cập nhật mới nhất theo từng vòng đấu, những tin tức các đội bóng. Ngay khi trận đấu vừa kết thúc thì video highlight sẽ cập nhập ngay lập tức, để bạn có thể xem sớm nhất, website còn có ứng dụng Livescore hoàn toàn miễn phí. Với ứng dụng này, bạn có thể xem kết quả bóng đá của nhiều trận đấu khác nhau khi nó đang diễn ra với tỷ lệ chính xác khá cao và khá thuận tiện.
10. Câu hỏi thường gặp về ASEAN Cup
- Giải đấu ASEAN Cup được tổ chức từ khi nào, ở đâu?
ASEAN Cup lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1996. Giải đấu ban đầu mang tên Tiger Cup, nhưng sau đó được đổi tên thành AFF Suzuki Cup vào năm 2008 và có nhà tài trợ thay đổi theo thời gian, đến năm 2024 giải đấu chính thức mang tên ASEAN Cup. Ban đầu, ASEAN Cup được tổ chức tại một hoặc hai quốc gia đăng cai. Tuy nhiên, từ năm 2018, giải đấu đã thay đổi thể thức, cho phép các trận đấu vòng bảng diễn ra tại sân nhà của các đội tuyển tham dự, giúp tăng cường trải nghiệm cho người hâm mộ ở từng quốc gia.
- Đội tuyển nào thành công nhất trong lịch sử ASEAN Cup?
Trong lịch sử ASEAN Cup (AFF Cup), đội tuyển Thái Lan là đội thành công nhất. Họ đã giành chức vô địch tổng cộng 7 lần, bao gồm các năm 1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, và 2022. Thái Lan đã duy trì phong độ và đẳng cấp ổn định trong suốt nhiều năm, làm nên một lịch sử rất thành công tại giải đấu này.
Sau Thái Lan, Singapore là đội tuyển thành công thứ hai với 4 lần vô địch (vào các năm 1998, 2004, 2007, và 2012). Việt Nam cũng có thành tích ấn tượng với 2 lần vô địch, vào các năm 2008 và 2018.
- ASEAN Cup có được xếp vào giải đấu của FIFA không?
ASEAN Cup (AFF Cup) không phải là giải đấu chính thức của FIFA nhưng các trận đấu trong khuôn khổ giải vẫn được tính điểm xếp hạng FIFA. Dù không thuộc hệ thống các giải đấu của FIFA, ASEAN Cup vẫn được công nhận và các trận đấu tại giải góp phần vào xếp hạng FIFA của các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, điểm số từ các trận này thường không nhiều, do các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á có mức xếp hạng trung bình thấp hơn so với các khu vực khác.